Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 60 -Bài 55 Đề -xi-mét, mét, ki-lô-mét | Kết nối tri thức
Với giải bài tập Toán lớp 2 Bài 55 Đề -xi-mét, mét, ki-lô-mét sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 60.
- Bài 55 Tiết 1 trang 60 - 61 Tập 2
- Bài 55 Tiết 2 trang 61 - 62 Tập 2
- Bài 55 Tiết 3 trang 62 - 63 Tập 2
Bài 1 Trang 60 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 2 dm = ………cm 3 m = …………dm
7 m = …………cm 4 dm = ………cm
6 m = …………dm 9 m = ……………cm
b) 20 dm = ………m 30 cm = ………dm
50 dm = ………m 80 cm = ………dm
100 dm = ………m 40 cm = ………dm
Trả lời:
Khi chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, em thêm 1, 2, 3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
Khi chuyển đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, em bớt 1, 2, 3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
Vậy em thực hiện được:
a) 2 dm = 20 cm 3 m = 30 dm
7 m = 700 cm 4 dm = 40 cm
6 m = 60 dm 9 m = 900 cm
b) 20 dm = 2 m 30 cm = 3 dm
50 dm = 5 m 80 cm = 8 dm
100 dm = 10 m 40 cm = 4 dm
Bài 2 Trang 60 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Nối đồ vật với số đo độ dài thích hợp trong thực tế.
Trả lời:
Trong 3 số đo độ dài 2 m, 2 cm, 2 dm, em thấy 2 cm < 2 dm < 2 m nên em thực hiện nối như sau:
Bài 3 Trang 60 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Biết 1 sải tay của Việt dài khoảng 1m. Việt đo chiều dài bảng lớp được 3 sải tay. Vậy:
a) Bảng lớp Việt dài khoảng ………… m.
b) Bảng lớp Việt dài khoảng ………… dm.
c) Bảng lớp Việt dài khoảng …………cm.
Trả lời:
1 sải tay của Việt dài khoảng 1m. Việt đo chiều dài bảng lớp được 3 sải tay nên Bảng lớp Việt dài khoảng 1 m × 3 = 3 m
Ta có: 3 m = 30 dm = 300 cm
Em điền như sau:
a) Bảng lớp Việt dài khoảng 3 m.
b) Bảng lớp Việt dài khoảng 30 dm.
c) Bảng lớp Việt dài khoảng 300 cm.
Bài 4 Trang 61 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu miêu tả đồ vật dài nhất. Biết 1 gang tay của Mai dài khoảng 1dm.
Trả lời:
Hộp bánh dài khoảng 4 gang tay của Mai nên ta có hộp bánh dài: 1 dm × 4 = 4 dm
Thước kẻ dài 30 cm.
Bàn gấp học sinh dài khoảng 5 dm
Ta so sánh: 4 dm ; 30 cm (hay là 3 dm) và 5 dm, thấy: 3 dm < 4 dm < 5 dm nên bàn gấp dài nhất.
Em thực hiện đánh dấu vào ô trống trược bàn gấp.
Bài 1 Trang 61 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
5 m + 9 m = ………m
15 m + 35 m = …………m
43 dm + 15 dm = ………dm
40 dm – 12 dm = ………dm
Trả lời:
Em thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài và điền được kết quả như sau:
5 m + 9 m = 14 m
15 m + 35 m = 50 m
43 dm + 15 dm = 58 dm
40 dm – 12 dm = 28 dm
Bài 2 Trang 61 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số?
Việt và Mai chạy tiếp sức. Việt chạy đoạn đường dài 60m từ vạch xuất phát đến vị trí của Mai. Mai chạy đoạn đường còn lại về đích dài 40m. Hỏi đoạn đường chạy tiếp sức dài bao nhiêu mét?
Bài giải
Đoạn đường chạy tiếp sức dài số mét là:
……+…… = ………(m)
Đáp số: ………m.
Trả lời:
Em lấy đoạn đường từ xuất phát đến vị trí của Mai là 60 m cộng với đoạn đường từ vị trí của Mai đến đích là 40 m. Em trình bày như sau:
Bài giải
Đoạn đường chạy tiếp sức dài số mét là:
60 + 40 = 100 (m)
Đáp số: 100 m.
Bài 3 Trang 61, 62 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Chiều cao của một số công trình kiến trúc như sau:
Công trình kiến trúc |
Chiều cao |
Cột cờ Hà Nội |
33 m |
Tháp Rùa |
9 m |
Tháp chùa Thiên Mụ |
21 m |
Dinh Độc Lập |
26 m |
a) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng,
Trong các công trình kiên trúc đã cho:
Công trình cao nhất là:
A. Cột cờ Hà Nội
B. Tháp Rùa
C. Tháp chùa Thiên Mụ
D. Dinh Độc Lập
Công trình thấp nhất là:
A. Cột cờ Hà Nội
B. Tháp Rùa
C. Tháp chùa Thiên Mụ
D. Dinh Độc Lập
b) Đánh dấu x vào ô trống trước những công trình kiến trúc cao hơn 25m.
c) Số?
Cột cờ Hà Nội cao hơn Tháp Rùa m.
Trả lời:
Em thấy: 9 m < 21 m < 26 m < 33 m nên số đo lớn nhất là 33 m ; số đo bé nhất là 9 m
Em khoanh như sau:
a) + Công trình cao nhất là:
+ Công trình thấp nhất là:
b) Đánh dấu x vào ô trống trước những công trình kiến trúc cao hơn 25 m.
Vì 26 m > 25 m và 33 m > 25 m nên em đánh dấu như sau:
c) Số đo của cột cờ Hà Nội – Số đo của Tháp Rùa: 33 – 9 = 24 m
Bài 4 Trang 62 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số?
Biết chiều cao cột cờ của trường Rô-bốt học lớn hơn 10 m nhưng bé hơn 15 m và chiều cao đó là kết quả của một trong ba phép trừ sau:
23 m – 13 m; 30 m – 14 m; 27 m – 15 m.
Trả lời:
Thực hiện ba phép trừ:
23m – 13m = 10 m; 30m – 14m = 16 m; 27m – 15m = 12 m
Biết chiều cao cột cờ của trường Rô-bốt học lớn hơn 10 m nhưng bé hơn 15 m nên chiều cao cột cờ là 12 m. (vì 10 < 12 < 15)
Bài 1 Trang 62 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1 km = ………m |
………m = 1 km
|
Trả lời:
1 km = 1000 m |
1000 m = 1 km |
Bài 2 Trang 62 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
6 km + 9 km = ………km
25 km + 35 m = …………km
21 km – 10 km = ………km
42 km – 27 km = ………km
Trả lời:
Em thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài và được các kết quả như sau:
6 km + 9 km = 15 km
25 km + 35 m = 60 km
21 km – 10 km = 11 km
42 km – 27 km = 15 km
Bài 3 Trang 63 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Độ dài đường bộ từ Hà Nội đi đến một số tỉnh thành như sau:
Đường bộ |
Độ dài |
Hà Nội – Thái Nguyên |
75 km |
Hà Nội – Nam Định |
110 km |
Hà Nội – Hải Dương |
60 km |
Hà Nội – Hải Phòng |
100 km |
a) Tỉnh thành xa Hà Nội nhất là: ………………………
b) Tỉnh thành gần Hà Nội nhất là: ………………………
c) Tỉnh thành xa Hà Nội hơn 100 km là: ………………………
d) Trong hai tỉnh Thái Nguyên và Hải Dương, tỉnh gần Hà Nội hơn là……………… và gần hơn ………… km.
Trả lời:
Em thấy: 60 km < 75 km < 100 km < 110 km nên 110 km là lớn nhất; 60 km là bé nhất
Em làm như sau:
a) Tỉnh thành xa Hà Nội nhất là: Nam Định
b) Tỉnh thành gần Hà Nội nhất là: Hải Dương
c) Tỉnh thành xa Hà Nội hơn 100km là: Nam Định
d) Hà Nội – Hải Dương: 60 km; Hà Nội – Thái Nguyên: 75 km. 60 km < 75 km nên trong hai tỉnh Thái Nguyên và Hải Dương, tỉnh gần Hà Nội hơn là Hải Dương và gần hơn: 75 – 60 = 15 km.
Bài 4 Trang 63 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Để cứu công chúa bị giữ trong hang đại bàng, Thạch Sanh cần đi qua một khu rừng, một dãy núi sau đó phải leo qua vách đá (như hình vẽ).
Tính từ vị trí đang đứng:
a) Để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi………km.
b) Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi………km.
Trả lời:
Em quan sát thấy để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi đoạn đường dài 20 km và dãy núi dài 15 km nên ta có: 15 km + 20 km = 35 km
Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi qua dãy núi và leo qua vách đá dài 3 km nữa nên ta có: 35 km + 3 km = 38 km
Em làm như sau:
a) Để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi 35 km.
b) Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi 38 km.
Xem thêm các tài liệu khác
- Bài 37. Phép nhân
- Bài 38. Thừa số, tích
- Bài 39. Bảng nhân 2
- Bài 40. Bảng nhân 5
- Bài 41. Phép chia
- Bài 42. Số bị chia, số chia, thương
- Bài 43. Bảng chia 2
- Bài 44. Bảng chia 5
- Bài 45. Luyện tập chung
- Bài 46. Khối trụ, khối cầu
- Bài 47. Luyện tập chung
- Bài 48. Đơn vị, chục, trăm, nghìn
- Bài 49. Các số trong trăm, tròn chục
- Bài 50. So sánh các số tròn trăm, tròn chục
- Bài 51. Số có ba chữ số
- Bài 52. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- Bài 53. So sánh các số có ba chữ số
- Bài 54. Luyện tập chung
- Bài 55. Đề -xi-mét, mét, ki-lô-mét
- Bài 56. Giới thiệu tiền Việt Nam
- Bài 57. Thực hành và trải nghiệm đo độ dài
- Bài 58. Luyên tập chung
- Bài 59. Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 60. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 61. Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 62. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 63. Luyện tập chung
- Bài 64. Thu thập, phân loại, kiểm điếm số liệu
- Bài 65. Biểu đồ tranh
- Bài 66. Chắc chắn, có thể, không thể
- Bài 67. Thực hành và trải nghiệm thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu
- Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1000
- Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
- Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000
- Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
- Bài 72. Ôn tập hình học
- Bài 73. Ôn tập đo lường
- Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
- Bài 75. Ôn tập chung