Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 6 Bài 38 Thừa số, tích | Kết nối tri thức
Với giải bài tập Toán lớp 2 Bài 38 Thừa số, tích sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 6.
- Bài 38 Tiết 1 trang 6 - 7 Tập 2
- Bài 38 Tiết 2 trang 7 - 8 Tập 2
Bài 1 Trang 6 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số?
Phép nhân |
3 × 5 = 15
|
2 × 5 = 10 |
4 × 2 = 8 |
6 × 3 = 18 |
Thừa số |
3 |
|
|
|
Thừa số |
5 |
|
|
|
Tích |
15 |
|
|
|
Trả lời:
Phép nhân |
3 × 5 = 15 |
2 × 5 = 10 |
4 × 2 = 8 |
6 × 3 = 18 |
Thừa số |
3 |
2 |
4 |
6 |
Thừa số |
5 |
5 |
2 |
3 |
Tích |
15 |
10 |
8 |
18 |
Bài 2 Trang 6 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
a) Nối (theo mẫu):
b) Số?
Phép nhân |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
Thừa số |
5 |
|
|
|
Thừa số |
3 |
|
|
|
Tích |
15 |
|
|
|
Trả lời:
a)
Có 3 cái ca, mỗi ca chứa 2 l, tức là 2 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân
2 × 3 = 6 (l)
Có 3 can, mỗi can chứa 5 l, tức là 5 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân 5 × 3 = 15 (l)
Có 4 can, mỗi can chứa 3 l, tức là 3 l được lấy 4 lần, nên ta có phép nhân 3 × 4 = 12 (l)
Có 5 chai, mỗi chai 2 l, tức là 2 l được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 = 10 (l)
b) Số?
Em thấy các thành phần của phép nhân gọi là thừa số, kết quả của phép nhân là tích.
+ Với phép nhân (A): Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 15, nên ta có thể viết lại thành 5 × 3 = 15
+ Với phép nhân (B): Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 5, tích bằng 10, nên ta có thể viết lại thành 2 × 5 = 10
+ Với phép nhân (C): Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 6, nên ta có thể viết lại thành 2 × 3 = 6
+ Với phép nhân (D): Thừa số thứ nhất là 3, thừa số thứ hai là 4, tích bằng 12, nên ta có thể viết lại thành 3 × 4 = 12
Phép nhân |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
Thừa số |
5 |
2 |
2 |
3 |
Thừa số |
3 |
5 |
3 |
4 |
Tích |
15 |
10 |
6 |
12 |
Bài 3 Trang 7 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số?
Từ các thừa số 5, 4, 3, 2 và các tích 8, 15, em hãy lập phép nhân thích hợp.
Trả lời:
Em thấy: 3 × 5 = 15, 5 × 3 = 15; 4 × 2 = 8, 2 × 4 = 8 nên em có thể điền vào các ô trống như sau:
Bài 1 Trang 7 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết tích thành tổng của các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu).
a) 3 × 4 = ……………………………………………… = ……… Vậy 3 × 4 = ………
b) 4 × 3 = ……………………………………………… = ……… Vậy 4 × 3 = ………
c) 2 × 7 = ……………………………………………… = ……… Vậy 2 × 7 = ………
Trả lời:
Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là 3 được lấy 4 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 và bằng 12.
Phép nhân 4 × 3 có nghĩa là 4 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 4 + 4 + 4 và bằng 12.
Phép nhân 2 × 7 có nghĩa là 2 được lấy 7 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và bằng 14.
a) 3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12. Vậy 3 × 4 = 12.
b) 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12. Vậy 4 × 3 = 12.
c) 2 × 7 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 14. Vậy 2 × 7 = 14.
Bài 2 Trang 7 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Tô màu đỏ vào các thừa số, màu xanh vào tích tương ứng trong mỗi phép nhân sau:
Trả lời:
Bài 3 Trang 8 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số ?
a) 3 hàng có tất cả bao nhiêu ô tô?
b) 4 cột có tất cả bao nhiêu ô tô?
Trả lời:
a) 3 hàng có tất cả bao nhiêu ô tô?
Hướng dẫn
Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô tô
4 ô tô được lấy 3 lần nên em có phép nhân: 4 × 3 = 12 (ô tô)
b) 4 cột có tất cả bao nhiêu ô tô?
Hướng dẫn: Có 4 cột, mỗi cột có 3 ô tô
3 ô tô được lấy 4 lần nên em có phép nhân: 3 × 4 = 12 (ô tô)
Bài 4 Trang 8 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 ?
Trả lời:
a) 2 × 5 = 10, 5 × 2 = 10 nên 2 × 5 = 5 × 2 (= 10)
b) 5 × 2 = 10, 5 × 3 = 15 nên 5 × 2 < 5 × 3 (10 < 15)
c) 2 × 5 = 10, 2 × 4 = 8 nên 2 × 5 > 2 × 4 (10 > 8)
Vậy em điền được như sau:
Bài 5 Trang 8 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 5 xe đạp như vậy có bao nhiêu bánh xe?
Trả lời:
Có 5 xe đạp, mỗi xe có 2 bánh, tức là 2 bánh được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 và kết quả bằng 10.
Bài giải
5 xe đạp như vậy có số bánh xe là:
2 × 5 = 10 (bánh)
Đáp số: 10 bánh xe.
Xem thêm các tài liệu khác
- Bài 37. Phép nhân
- Bài 38. Thừa số, tích
- Bài 39. Bảng nhân 2
- Bài 40. Bảng nhân 5
- Bài 41. Phép chia
- Bài 42. Số bị chia, số chia, thương
- Bài 43. Bảng chia 2
- Bài 44. Bảng chia 5
- Bài 45. Luyện tập chung
- Bài 46. Khối trụ, khối cầu
- Bài 47. Luyện tập chung
- Bài 48. Đơn vị, chục, trăm, nghìn
- Bài 49. Các số trong trăm, tròn chục
- Bài 50. So sánh các số tròn trăm, tròn chục
- Bài 51. Số có ba chữ số
- Bài 52. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- Bài 53. So sánh các số có ba chữ số
- Bài 54. Luyện tập chung
- Bài 55. Đề -xi-mét, mét, ki-lô-mét
- Bài 56. Giới thiệu tiền Việt Nam
- Bài 57. Thực hành và trải nghiệm đo độ dài
- Bài 58. Luyên tập chung
- Bài 59. Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 60. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 61. Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 62. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000
- Bài 63. Luyện tập chung
- Bài 64. Thu thập, phân loại, kiểm điếm số liệu
- Bài 65. Biểu đồ tranh
- Bài 66. Chắc chắn, có thể, không thể
- Bài 67. Thực hành và trải nghiệm thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu
- Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1000
- Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
- Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000
- Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
- Bài 72. Ôn tập hình học
- Bài 73. Ôn tập đo lường
- Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
- Bài 75. Ôn tập chung