Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 24059484
Người Việt bị ép ăn thực phẩm biến đổi gen
 Thị trường hiện không có bất cứ loại hàng hoá nào được dán nhãn thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified food – GMO). Thế nhưng, người tiêu dùng Việt Nam lại đang ăn nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang áp dụng công nghệ biến đổi gen như Mỹ, Brazil, Argentina, Canada… 

Người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn không ai xa lạ gì món đậu hũ. Chỉ cần bỏ ra năm, mười ngàn đồng, bạn có ngay vài miếng đậu hũ, chế biến ra hàng chục món khác nhau, vừa rẻ tiền, vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đậu nành hay còn gọi đậu tương là nguyên liệu dùng làm đậu hũ. Thị trường hiện đang bán rất nhiều sản phẩm chế biến từ đậu nành: sữa đậu nành, nước đậu nành, dầu đậu nành, thậm chí là thức ăn gia súc, thuỷ sản…
Câu hỏi đặt ra là chúng ta đang sử dụng hạt đậu nành có nguồn gốc từ đâu? Đậu nành có biến đổi gen hay không biến đổi gen?
 
Việt Nam đã nhập các loại thực phẩm biến đổi gen từ hàng chục năm nay, trong đó có bắp.
Không có đậu nành Việt Nam?
Sáng ngày 28.3.2014, tại khu vực bán ngũ cốc sỉ trên đường Trần Chánh Chiếu, phường 14, quận 5, chúng tôi ghé vào một ngôi nhà đang bày bán nhiều loại hạt đậu nành. Người bán giới thiệu, hiện có ba loại đậu nành, thông dụng nhất là đậu nành Campuchia có giá 17.000 đồng/kg, thích hợp nấu tàu hũ non, tàu hũ miếng và xay ra làm sữa đậu nành. Đậu nành Mỹ có giá 17.500 đồng/kg, dùng nấu sữa và làm tàu hũ miếng. Riêng đậu nành Canada, đậu nành Argentina, Brazil có giá khoảng 21.500 đồng/kg chỉ thích hợp nấu sữa vì có lượng đạm cao nhất. Khi được hỏi về đậu nành trồng ở Việt Nam, người bán quả quyết: “Làm gì có đậu nành Việt Nam, còn ai trồng nữa đâu, mất giống hết rồi!” Chúng tôi hỏi tiếp về một loại đậu nành đột biến gen, người bán chưng hửng: “Đột biến gen là cái gì?”
Ghé vào một cửa hàng khác cách đó chừng 500m, người bán cũng lắc đầu nguầy nguậy khi được chúng tôi hỏi về loại đậu nành biến đổi gen: “Tui đâu có để ý mấy vụ đột biến gì đó làm chi!”
Tương tự, tại khu vực chuyên bán đường, đậu giá sỉ trên đường Phan Văn Khoẻ, phường 2, quận 6, khi được hỏi loại đậu nành nào đột biến gen, đa số các tiểu thương đều xác nhận họ không biết hoặc không quan tâm vì chỉ chú ý đến xuất xứ và chất lượng đậu. Riêng bà chủ cửa hàng T. trên đoạn đường này tiết lộ: “Lúc trước có người tới chào bán loại đậu nành hột lớn lắm, giá rẻ nữa. Tui nghi là hàng bị đột biến gen của Trung Quốc nên không dám mua”. Cũng theo bà chủ cửa hàng này thì có nhập hàng vào cũng không bán được, vì khách hàng thấy hạt to bất thường.
Còn đậu nành bán ở hệ thống siêu thị, từ loại qua chế biến sấy giòn, chiên bơ đóng trong các túi nilông hút chân không cho đến loại hạt khô chỉ ghi địa chỉ đóng gói.
“Sợ! Nhưng chẳng biết đâu mà tránh!”
Trong nhiều ngày tìm mua thực phẩm biến đổi gen, chúng tôi nhận thấy, không chỉ hạt đậu nành mà tại nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng, các trang mạng, cũng đang bán thực phẩm nhập khẩu từ các nước công nhận thực phẩm biến đổi gen như thịt gà, thịt bò, thịt heo, thịt cừu…
Siêu thị Metro An Khánh, quận 2, đùi gà góc tư có nguồn gốc từ Mỹ đang được bán khuyến mãi đặc biệt khi mua sáu thùng chỉ tính tiền năm thùng, giá trung bình 38.500 đồng/kg. Thịt bò Mỹ đông lạnh có giá 353.000 – 560.000 đồng/kg. Cũng loại thịt bò này, cô nhân viên bán hàng tại địa chỉ trên đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, giải thích: “Cửa hàng chúng em không bán thịt bò biến đổi gen. Thịt bò Mỹ bán ở đây được nhập từ những nhà cung cấp uy tín ở Mỹ, có giấy chứng nhận kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng”.
Chúng tôi thử làm cuộc khảo sát bỏ túi hơn 20 người dùng, gồm đủ mọi thành phần, nhưng hầu hết đều trả lời không quan tâm hoặc không biết thực phẩm biến đổi gen. Chị Thương, đang mua đậu nành về nấu sữa cho gia đình uống ở đường Phan Văn Khoẻ, phường 2, quận 6, cho biết: “Tui có nghe báo đài nói về thực phẩm đột biến gen. Nghe chữ đột biến cũng lo lo, cũng có tìm hiểu nhưng rốt cuộc không biết là lợi hay hại”.
Một số khác thì có tâm lý hoang mang như chị Ngọc, một người tiêu dùng ở quận 11, khi thường xuyên mua thịt gà đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ: “Đột biến gen chắc là làm cho rau trái, gia súc, gia cầm lớn hơn bình thường. Tui nghĩ lớn bất thường trái với tự nhiên như vậy cũng thấy sợ, nhưng từ trước giờ mua thực phẩm nguồn gốc từ nước ngoài có thấy ghi nhãn biến đổi gen đâu mà tránh?”
(Theo TGTT)
Thiên đường giải khát vỉa hè thành ổ nhiễm độc
 Kết quả lấy mẫu xét nghiệm mới đây do một tạp chí sức khỏe cùng các nhà khoa học thực hiện cho thấy hầu hết các mẫu nước uống giải khát vỉa hè đều có nhiễm các loại vi khuẩn E.coli, B.cereus và các kim loại nặng có thể gây nên những nguy cơ cho sức khỏe.

›› Chi tiết
 
Loét dạ dày vì bún, bánh canh... chứa chất huỳnh quang
  Sử dụng tinopal để làm tăng trắng bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn làm tổn hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có nguy cơ dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày.

›› Chi tiết
 
Chết khiếp với bún: Biết độc vẫn phải ăn
  Lượng bún bán ra tại nhiều chợ giảm 30-40%, người tiêu dùng cảnh giác, tiểu thương dè dặt đặt hàng, sau thông tin bún, phở bị dùng chất huỳnh quang tẩy trắng.

›› Chi tiết
 
Hai sở cùng siêu thị phản pháo bún chứa hóa chất
  Cuôc họp giữa hai sở Công thương, Y tế với Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng về điều tra bún chứa chất phát quang tinopal đã trở thành diễn đàn phản đối kết quả đã công bố. Tại đây, các siêu thị đã quyết liệt phản đối kết quả này.

›› Chi tiết
 
Gà nhiễm kháng sinh, gạo chứa hóa chất vẫn ham mua
  Gạo Thái chứa hóa chất vẫn đắt hàng, giá xăng tăng kỷ lục, Mc Donald sắp vào Việt Nam, dân Hà Nội đổ xô đi săn đỉa... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
Xem xét kiểm điểm việc để trứng bẩn bán tràn lan
 

Sáng 21.5, trả lời báo Sài Gòn Tiếp Thị liên quan đến bài báo Trứng bẩn bán tràn lan trên thị trường (SGTT ra ngày 17.5), ông Huỳnh Tấn Phát, phó chi cục trưởng chi cục Thú y TP.HCM, cho hay chi cục Thú y TP.HCM đã yêu cầu trạm trưởng thú y quận 5 và quận 7 phải tiến hành kiểm tra ngay những địa điểm để xảy tình trạng mua bán trứng gia cầm bẩn chưa qua kiểm dịch.

›› Chi tiết
 
TP.Hồ Chí Minh: Lo ngại trứng gia cầm chưa qua kiểm dịch tuồn ra thị trường
 

Hiện dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng ra nhiều tỉnh, thành nhưng tại thị trường TPHCM sản phẩm trứng gia cầm chưa qua kiểm dịch vẫn tuồn về thành phố và bày bán tràn lan trên nhiều địa bàn.

›› Chi tiết
 
Có nhầm lẫn trong thu phí kiểm dịch trứng
 

Sau rất nhiều lần trực tiếp Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đề nghị kiểm tra lại thông tin "Một quả trứng năm lần đóng phí" (NTNN đã phản ánh), mới đây Cục Thú y mới chính thức có báo cáo về vấn đề này.

›› Chi tiết
 
Lợn vẫn "trần truồng" ùn ùn ra chợ
 

Trung bình một ngày, hơn 1.000 con lợn được giết mổ tại đây, nhưng tất cả được chuyên chở bằng xe máy ra chợ, không có sự che đậy.

›› Chi tiết
 
Quản lý lỏng lẻo, đầu tư vào quả trứng dễ mất tiền
 

Việc chưa "tập trung được các cơ sở kinh doanh trứng gia cầm về một đầu mối" theo kế hoạch không những gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu tính công bằng. Những doanh nghiệp đầu tư hàng trăm tỉ đồng, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, đúng theo chủ trương thì rất khó tồn tại, còn cơ sở đầu tư sơ sài, không đủ điều kiện lại đang sống khoẻ….

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam