Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 24059508
Người Việt bị ép ăn thực phẩm biến đổi gen
 Thị trường hiện không có bất cứ loại hàng hoá nào được dán nhãn thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified food – GMO). Thế nhưng, người tiêu dùng Việt Nam lại đang ăn nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang áp dụng công nghệ biến đổi gen như Mỹ, Brazil, Argentina, Canada… 

Người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn không ai xa lạ gì món đậu hũ. Chỉ cần bỏ ra năm, mười ngàn đồng, bạn có ngay vài miếng đậu hũ, chế biến ra hàng chục món khác nhau, vừa rẻ tiền, vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đậu nành hay còn gọi đậu tương là nguyên liệu dùng làm đậu hũ. Thị trường hiện đang bán rất nhiều sản phẩm chế biến từ đậu nành: sữa đậu nành, nước đậu nành, dầu đậu nành, thậm chí là thức ăn gia súc, thuỷ sản…
Câu hỏi đặt ra là chúng ta đang sử dụng hạt đậu nành có nguồn gốc từ đâu? Đậu nành có biến đổi gen hay không biến đổi gen?
 
Việt Nam đã nhập các loại thực phẩm biến đổi gen từ hàng chục năm nay, trong đó có bắp.
Không có đậu nành Việt Nam?
Sáng ngày 28.3.2014, tại khu vực bán ngũ cốc sỉ trên đường Trần Chánh Chiếu, phường 14, quận 5, chúng tôi ghé vào một ngôi nhà đang bày bán nhiều loại hạt đậu nành. Người bán giới thiệu, hiện có ba loại đậu nành, thông dụng nhất là đậu nành Campuchia có giá 17.000 đồng/kg, thích hợp nấu tàu hũ non, tàu hũ miếng và xay ra làm sữa đậu nành. Đậu nành Mỹ có giá 17.500 đồng/kg, dùng nấu sữa và làm tàu hũ miếng. Riêng đậu nành Canada, đậu nành Argentina, Brazil có giá khoảng 21.500 đồng/kg chỉ thích hợp nấu sữa vì có lượng đạm cao nhất. Khi được hỏi về đậu nành trồng ở Việt Nam, người bán quả quyết: “Làm gì có đậu nành Việt Nam, còn ai trồng nữa đâu, mất giống hết rồi!” Chúng tôi hỏi tiếp về một loại đậu nành đột biến gen, người bán chưng hửng: “Đột biến gen là cái gì?”
Ghé vào một cửa hàng khác cách đó chừng 500m, người bán cũng lắc đầu nguầy nguậy khi được chúng tôi hỏi về loại đậu nành biến đổi gen: “Tui đâu có để ý mấy vụ đột biến gì đó làm chi!”
Tương tự, tại khu vực chuyên bán đường, đậu giá sỉ trên đường Phan Văn Khoẻ, phường 2, quận 6, khi được hỏi loại đậu nành nào đột biến gen, đa số các tiểu thương đều xác nhận họ không biết hoặc không quan tâm vì chỉ chú ý đến xuất xứ và chất lượng đậu. Riêng bà chủ cửa hàng T. trên đoạn đường này tiết lộ: “Lúc trước có người tới chào bán loại đậu nành hột lớn lắm, giá rẻ nữa. Tui nghi là hàng bị đột biến gen của Trung Quốc nên không dám mua”. Cũng theo bà chủ cửa hàng này thì có nhập hàng vào cũng không bán được, vì khách hàng thấy hạt to bất thường.
Còn đậu nành bán ở hệ thống siêu thị, từ loại qua chế biến sấy giòn, chiên bơ đóng trong các túi nilông hút chân không cho đến loại hạt khô chỉ ghi địa chỉ đóng gói.
“Sợ! Nhưng chẳng biết đâu mà tránh!”
Trong nhiều ngày tìm mua thực phẩm biến đổi gen, chúng tôi nhận thấy, không chỉ hạt đậu nành mà tại nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng, các trang mạng, cũng đang bán thực phẩm nhập khẩu từ các nước công nhận thực phẩm biến đổi gen như thịt gà, thịt bò, thịt heo, thịt cừu…
Siêu thị Metro An Khánh, quận 2, đùi gà góc tư có nguồn gốc từ Mỹ đang được bán khuyến mãi đặc biệt khi mua sáu thùng chỉ tính tiền năm thùng, giá trung bình 38.500 đồng/kg. Thịt bò Mỹ đông lạnh có giá 353.000 – 560.000 đồng/kg. Cũng loại thịt bò này, cô nhân viên bán hàng tại địa chỉ trên đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, giải thích: “Cửa hàng chúng em không bán thịt bò biến đổi gen. Thịt bò Mỹ bán ở đây được nhập từ những nhà cung cấp uy tín ở Mỹ, có giấy chứng nhận kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng”.
Chúng tôi thử làm cuộc khảo sát bỏ túi hơn 20 người dùng, gồm đủ mọi thành phần, nhưng hầu hết đều trả lời không quan tâm hoặc không biết thực phẩm biến đổi gen. Chị Thương, đang mua đậu nành về nấu sữa cho gia đình uống ở đường Phan Văn Khoẻ, phường 2, quận 6, cho biết: “Tui có nghe báo đài nói về thực phẩm đột biến gen. Nghe chữ đột biến cũng lo lo, cũng có tìm hiểu nhưng rốt cuộc không biết là lợi hay hại”.
Một số khác thì có tâm lý hoang mang như chị Ngọc, một người tiêu dùng ở quận 11, khi thường xuyên mua thịt gà đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ: “Đột biến gen chắc là làm cho rau trái, gia súc, gia cầm lớn hơn bình thường. Tui nghĩ lớn bất thường trái với tự nhiên như vậy cũng thấy sợ, nhưng từ trước giờ mua thực phẩm nguồn gốc từ nước ngoài có thấy ghi nhãn biến đổi gen đâu mà tránh?”
(Theo TGTT)
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh cà phê chồn chế từ nước mắm và hoá chất
  Từ đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và hóa chất tạo mùi, màu cùng ít cà phê phế phẩm, một công ty tại Cần Thơ xuất hàng tấn cà phê ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam