Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 61
  Lượt truy cập : 24023524
Trẻ em chịu hậu quả nặng nề từ thực phẩm bẩn
 Trẻ em chưa đủ nhận thức và chưa hiểu biết bằng người lớn, sức đề kháng của các em chưa cao nên khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ có nguy cơ ngộ độc cao với những hậu quả nặng nề.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Hội thảo về "Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em" diễn ra vào chiều 21/5 vừa qua.

Theo số liệu của cơ quan y tế, trong vòng 8 năm (1999-2006), cả nước ghi nhận 1.695 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 42 nghìn người mắc, trong đó có 452 ca tử vong. Nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chất lượng không đảm bảo bị phát hiện, điển hình là vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 khiến người dân một phen điêu đứng.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất cấm trong chăm nuôi, kim loại nặng, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc dùng không đúng cách...

Trẻ em thường bị hấp dẫn bởi màu sắc thực phẩm và không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm tần trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp - (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thừa nhận, những gì đã và đang diễn ra trên thực tế khiến người tiêu dùng hết sức lo ngại. Các sản phẩm thức ăn công nghiệp dành cho trẻ nhỏ có xu hướng tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2010 có 99 sản phẩm công bố, năm 2011 tăng lên 135 và riêng 4 tháng đầu năm 2012 là 31 sản phẩm. Trong khi đó, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm ghi nhãn, vi phạm về hàm lượng thành phần so với công bố.

Ngay khi bị ngộ độc cấp tính, ngoài phản ứng tự nhiên của cơ thể, trẻ em không đủ khả năng để xử lý, khắc phục. Trong khi đó, các em thường bị hấp dẫn bởi những màu sắc của thực phẩm mà không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp.

Luật an toàn thực phẩm đã có hiệu lực thi hành hơn gần 1 năm nay nhưng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là lĩnh vực "nóng", cần được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ, ở góc độ người tiêu dùng, trẻ em là nhóm đối tượng tiêu thụ đặc biệt, chịu hậu quả nặng nề nhất về những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, bên cạnh hàng loạt văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm nói chung, hai văn bản chính liên quan đến công tác quản lý thức ăn cho trẻ em là Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và Thông tư liên tịch số 01/2004 giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.

Ông Long cho rằng, trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sơ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thực phẩm cho trẻ em, vẫn còn một số tồn tại như nhãn sản phẩm lưu hành chưa phù hợp với công bố tiêu chuẩn (thiếu tên nhóm sản phẩm, ghi nhãn có nội dung vi phạm do có hình bình bú, núm vú…), chưa thực hiện đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho nhân viên…

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Theo đó, các QCVN phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Codex, EU…), bắt buộc áp dụng, đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, ghi nhãn…, bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng, các cơ sở sản xuất thức ăn cho trẻ nhỏ bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP hoặc HACCP.

lan anh

Theo Infonet

Luộc trứng - hên xui?
  Nhiều cô nàng công sở cười và thú nhận chỉ biết nấu 2 món: luộc trứng và nấu mì tôm. Nhưng không phải luộc chán thì trứng phải chín mà luộc sao cho trứng chín lòng đào, vừa ngon thì là chuyện xem ra cũng không thể “hên xui”. Bạn thử với mẹo của DỄ VÔ CÙNG tháng này nhé.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng những thực phẩm tẩm màu độc hại ở Việt Nam
 

Ẩn sau những chú vịt quay béo ngậy, vàng rộm, bát bún với gạch cua sóng sánh, sợi miến vàng óng... là những “công nghệ" tẩm màu rợn người.

›› Chi tiết
 
Khô cá tẩm thuốc sâu... ruồi còn phải sợ
  Là món ăn dân dã miệt vườn nhưng mới đây, khô cá đã làm nhiều người choáng váng khi bị phát hiện có tồn dư hoá chất trichlorfon vốn được dùng sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng!.

›› Chi tiết
 
Việt Nam, bãi 'phế thải' thực phẩm bẩn Trung Quốc
  Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Gạo - thịt lợn: Món ăn phổ biến, nhiễm độc tràn lan
  Bún có chứa chất gây ung thư, gạo tẩy trắng bằng thuốc diệt côn trùng, giò chả đầy hàn the, lợn chết trôi thành đặc sản… là những thông tin về thực phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang tuần qua.

›› Chi tiết
 
Gà dai hay gà loại thải?
 

Trong khi nhà nhập khẩu, phân phối gà dai Hàn Quốc nói không phải sản phẩm loại thải thì một số nhà chăn nuôi trong nước cho rằng, việc cắt đầu, cắt chân, khoét sâu hậu môn... là chiêu qua mặt người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Chưa kiểm soát được trứng gia cầm lậu
 

Trứng gà, trứng vịt không được kiểm dịch bày bán tràn lan tại TPHCM. Đây là nguồn lây nhiễm dịch cúm virus H5N1

›› Chi tiết
 
Màng bọc thực phẩm chứa độc chất, tránh cách nào?
  Kênh Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 28.7 đã công bố 15/16 loại màng bọc thực phẩm PVC có chứa chất dẻo DEHA, đã bị nước này cấm sử dụng từ năm 2005. Trong đó, mẫu thấp nhất vượt ngưỡng 98 lần, cao nhất vượt ngưỡng 472 lần, bình quân vượt ngưỡng 200%. 

›› Chi tiết
 
Những loại thức ăn "cấm" được sử dụng
  Những thức ăn dưới đây rất có hại cho sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng.

›› Chi tiết
 
Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam