Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 24017249
Trẻ em chịu hậu quả nặng nề từ thực phẩm bẩn
 Trẻ em chưa đủ nhận thức và chưa hiểu biết bằng người lớn, sức đề kháng của các em chưa cao nên khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ có nguy cơ ngộ độc cao với những hậu quả nặng nề.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Hội thảo về "Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em" diễn ra vào chiều 21/5 vừa qua.

Theo số liệu của cơ quan y tế, trong vòng 8 năm (1999-2006), cả nước ghi nhận 1.695 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 42 nghìn người mắc, trong đó có 452 ca tử vong. Nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chất lượng không đảm bảo bị phát hiện, điển hình là vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 khiến người dân một phen điêu đứng.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất cấm trong chăm nuôi, kim loại nặng, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc dùng không đúng cách...

Trẻ em thường bị hấp dẫn bởi màu sắc thực phẩm và không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm tần trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp - (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thừa nhận, những gì đã và đang diễn ra trên thực tế khiến người tiêu dùng hết sức lo ngại. Các sản phẩm thức ăn công nghiệp dành cho trẻ nhỏ có xu hướng tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2010 có 99 sản phẩm công bố, năm 2011 tăng lên 135 và riêng 4 tháng đầu năm 2012 là 31 sản phẩm. Trong khi đó, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm ghi nhãn, vi phạm về hàm lượng thành phần so với công bố.

Ngay khi bị ngộ độc cấp tính, ngoài phản ứng tự nhiên của cơ thể, trẻ em không đủ khả năng để xử lý, khắc phục. Trong khi đó, các em thường bị hấp dẫn bởi những màu sắc của thực phẩm mà không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp.

Luật an toàn thực phẩm đã có hiệu lực thi hành hơn gần 1 năm nay nhưng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là lĩnh vực "nóng", cần được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ, ở góc độ người tiêu dùng, trẻ em là nhóm đối tượng tiêu thụ đặc biệt, chịu hậu quả nặng nề nhất về những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, bên cạnh hàng loạt văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm nói chung, hai văn bản chính liên quan đến công tác quản lý thức ăn cho trẻ em là Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và Thông tư liên tịch số 01/2004 giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.

Ông Long cho rằng, trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sơ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thực phẩm cho trẻ em, vẫn còn một số tồn tại như nhãn sản phẩm lưu hành chưa phù hợp với công bố tiêu chuẩn (thiếu tên nhóm sản phẩm, ghi nhãn có nội dung vi phạm do có hình bình bú, núm vú…), chưa thực hiện đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho nhân viên…

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Theo đó, các QCVN phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Codex, EU…), bắt buộc áp dụng, đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, ghi nhãn…, bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng, các cơ sở sản xuất thức ăn cho trẻ nhỏ bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP hoặc HACCP.

lan anh

Theo Infonet

Chả cá ‘3 không’, để cả năm chưa hỏng
  Những miếng chả cá vàng đậm, nguội lạnh được đặt trên các mâm, đĩa to, không nguồn gốc xuất xứ, không hướng dẫn bảo quản, không hạn sử dụng. Chúng được bày bán tràn lan tại các chợ đầu mối, chợ cóc ở Hà Nội.

›› Chi tiết
 
Mối nguy hại từ thực phẩm đường phố
 Thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành nhu cầu của người dân nhất là các thành phố lớn. Những bữa ăn vừa nhanh, gọn, lại rẻ chính là lựa chọn hàng đầu của hầu hết dân lao động, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình...

›› Chi tiết
 
Ngâm hoá chất, củ héo lại tươi căng
  Để có vẻ ngoài bắt mắt trước khi phân phối ra thị trường, các loại rau củ tại chợ đầu mối đều được tẩy rửa bùn đất, những lô hàng bị héo vì vận chuyển hoặc không kịp tiêu thụ được người bán xử lý bằng hoá chất, giúp chúng tươi lại như mới… thu hoạch!

›› Chi tiết
 
Các bước tẩm hóa chất biến hóa mực thối thành tươi
  Cùng với trứng - thịt - gạo giả, mực tươi, mực khô cũng được làm giả với nhiều hình thức tinh vi.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng giăm bông bẩn - Kỳ 2: Mang ngay hàng tịch thu ra bãi rác tiêu hủy
  Khi đoàn kiểm tra bất ngờ ập vào khu vực sản xuất, mùi hôi thối nồng nặc xộc vào mũi, khiến nhiều thành viên buồn nôn, phải chạy ra ngoài hít thở.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng giăm bông bẩn
  Sau nhiều ngày thâm nhập cơ sở sản xuất giăm bông (da bao, thịt nguội) ở số 41 đường Miếu Gò Xoài, KP.11, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân (TP.HCM), chúng tôi đã ghi lại được những thước phim ghê rợn về công nghệ chế biến món ăn khoái khẩu này.

›› Chi tiết
 
Tương ớt gia vị phẩm màu; mắm cá đặc sản hóa chất
  Lại một loạt thông tin về các loại như tương ớt, nem chua, cốt dừa… lại được làm bằng hóa chất, phẩm màu. Trong khi đó, trang sức Trung Quốc đội lốt hàng Ý, nhớt phế thải thành nhớt xịn đang lừa người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Mỡ thối xào rán, trứng ung làm thần dược
   Một làng nghề mỡ bẩn, thối đã bị phát giác trong khi đó những món ăn thường xuyên và phổ biến như ruốc và tào phớ cũng bị phát hiện gian dối chất lượng khi bị độn sắn dây hay thạch cao.

›› Chi tiết
 
Cốt dừa, mắm cá... từ hóa chất Trung Quốc
  Các nhà chuyên môn cảnh báo hương liệu, gia vị kém chất lượng hoặc dùng sai mục đích có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể, gây dị ứng, thậm chí gây ung thư.


›› Chi tiết
 
Đậu phụ chứa thạch cao, độn ‘đá’ vào bụng người dùng
  Đậu phụ là món ăn khá phổ biến và được cho là lành tính nhưng bây giớ nó trở nên nguy hiểm khi bị nghi phát hiện có chứa thạch cao do người sản xuất bỏ vào, gây nguy hiểm cho người dùng.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam