Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 61
  Lượt truy cập : 24074223
Trẻ em chịu hậu quả nặng nề từ thực phẩm bẩn
 Trẻ em chưa đủ nhận thức và chưa hiểu biết bằng người lớn, sức đề kháng của các em chưa cao nên khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ có nguy cơ ngộ độc cao với những hậu quả nặng nề.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Hội thảo về "Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em" diễn ra vào chiều 21/5 vừa qua.

Theo số liệu của cơ quan y tế, trong vòng 8 năm (1999-2006), cả nước ghi nhận 1.695 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 42 nghìn người mắc, trong đó có 452 ca tử vong. Nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chất lượng không đảm bảo bị phát hiện, điển hình là vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 khiến người dân một phen điêu đứng.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất cấm trong chăm nuôi, kim loại nặng, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc dùng không đúng cách...

Trẻ em thường bị hấp dẫn bởi màu sắc thực phẩm và không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm tần trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp - (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thừa nhận, những gì đã và đang diễn ra trên thực tế khiến người tiêu dùng hết sức lo ngại. Các sản phẩm thức ăn công nghiệp dành cho trẻ nhỏ có xu hướng tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2010 có 99 sản phẩm công bố, năm 2011 tăng lên 135 và riêng 4 tháng đầu năm 2012 là 31 sản phẩm. Trong khi đó, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm ghi nhãn, vi phạm về hàm lượng thành phần so với công bố.

Ngay khi bị ngộ độc cấp tính, ngoài phản ứng tự nhiên của cơ thể, trẻ em không đủ khả năng để xử lý, khắc phục. Trong khi đó, các em thường bị hấp dẫn bởi những màu sắc của thực phẩm mà không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp.

Luật an toàn thực phẩm đã có hiệu lực thi hành hơn gần 1 năm nay nhưng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là lĩnh vực "nóng", cần được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ, ở góc độ người tiêu dùng, trẻ em là nhóm đối tượng tiêu thụ đặc biệt, chịu hậu quả nặng nề nhất về những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, bên cạnh hàng loạt văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm nói chung, hai văn bản chính liên quan đến công tác quản lý thức ăn cho trẻ em là Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và Thông tư liên tịch số 01/2004 giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.

Ông Long cho rằng, trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sơ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thực phẩm cho trẻ em, vẫn còn một số tồn tại như nhãn sản phẩm lưu hành chưa phù hợp với công bố tiêu chuẩn (thiếu tên nhóm sản phẩm, ghi nhãn có nội dung vi phạm do có hình bình bú, núm vú…), chưa thực hiện đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho nhân viên…

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Theo đó, các QCVN phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Codex, EU…), bắt buộc áp dụng, đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, ghi nhãn…, bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng, các cơ sở sản xuất thức ăn cho trẻ nhỏ bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP hoặc HACCP.

lan anh

Theo Infonet

Nhận mặt ốc biển độc
  TT - Gần đây, báo chí đưa tin vụ ngộ độc do ăn ốc biển đã làm một người phải vào viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, hôn mê sâu...

›› Chi tiết
 
Ăn cá giúp bà bầu giảm căng thẳng
  Căng thẳng là trạng thái tinh thần thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe, làm họ dễ bị sinh non và những đứa trẻ được sinh ra có trọng lượng thấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PLoS ONE, ăn nhiều cá trong thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ trên.

›› Chi tiết
 
Ăn để.... chết?
 

Chỉ trong một thời gian ngắn, các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai liên tiếp phát hiện, bắt giữ hàng loạt vụ sơ chế, vận chuyển và kinh doanh thịt, nội tạng gia súc, gia cầm đã bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Thực phẩm bẩn đang từng ngày đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
›› Chi tiết
 
Giò chả dai giòn: Có biết bao nhiêu hóa chất?
  Trước xu hướng người tiêu dùng quyết liệt tẩy chay giò chả sử dụng hàn the vì sợ nguy hại cho sức khoẻ, gần đây một số cơ sở sản xuất giò chả đã chuyển qua sử dụng một loại hoá chất có tên “dai giòn”, được coi là an toàn hơn hàn the. Liệu đây có đúng là loại phụ gia thực phẩm vô hại?.

›› Chi tiết
 
Chiêu tăng trọng gà lợn kinh điển của tiểu thương
  Bơm nước cho heo, nhồi cám cho gà, vịt, nhiều thương lái và lò mổ vì lợi nhuận đã bất chấp những nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
'Gia vị thần tiên': Công nghệ cá ươn thành chả thơm
  Một số cơ sở, xưởng chế biến nhỏ lẻ ở TP.HCM đang "phù phép" biến những thực phẩm cá chết ươn, để lâu ngày, thêm một số phụ gia sẽ trở thành món chả cá hấp dẫn...

 

›› Chi tiết
 
Hàng bẩn và lý thuyết an toàn của quan chức
  Thị trường hàng hóa ngày càng phức tạp hơn khi xuất hiện nhiều loại hàng độc, hàng bẩn, hàng kém chất lượng và không rõ ràng về nguồn gốc… Thị trường liên tiếp xuất hiện nhiều “scandal” hàng hóa khiến cho người tiêu dùng mất niềm tin và lo lắng.

›› Chi tiết
 
Tương ớt gây ung thư: Quảng Nam phản pháo nhà khoa học
  Ngày 10.7, trên một số phương tiện truyền thông nêu ý kiến của một nhà khoa học ở Hà Nội cho rằng, ở miền Trung, các nhà sản xuất ớt bột, ớt khô sử dụng chất độc hại Rhodamine B rất nhiều. Thông tin này khiến nhiều nông dân trồng, chế biến sản phẩm ớt và cả cơ quan quản lý địa phương lên tiếng phản ứng.

›› Chi tiết
 
Nhập lậu cổ vịt bẩn bán cho hàng nhậu
  Qua công tác quản lý nắm tình hình địa bàn, các trinh sát của Đội CSMT CAQ Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện một đối tượng người nước ngoài có biểu hiện hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

›› Chi tiết
 
Những ổ bệnh từ quán nước vỉa hè
  Mùa hè nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn, các loại dịch bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, các quán giải khát vỉa hè vẫn được bày bán tràn lan, không có sự quản lý chặt chẽ. Mức độ sạch bẩn của các loại nước này khó đo được. Đơn cử, nước mía có pha loãng 1.000 lần cũng không thể đếm hết số lượng vi khuẩn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam