Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 59
  Lượt truy cập : 24073055
Sử dụng đũa không đúng cách có thể dẫn tới ung thư
 Hầu hết mọi người đều cho rằng, đũa không hỏng thì không cần phải thay. Nhưng thực tế, không nên sử dụng đũa quá nửa năm, nếu không sẽ dẫn tới các vấn đề sức khỏe.

Không ít người đều biết, các vật dụng như bàn chải, khăn mặt đều phải thay định kỳ, nhưng lại không hề nhận ra rằng lâu lắm rồi nhà mình chưa thay đũa ăn, việc sử dụng đũa trong vài năm là chuyện thường thấy. Nhưng dùng đũa thế nào mới là an toàn?
 
Đũa dùng quá lâu sẽ dẫn tới ung thư gan
 
Nếu dùng đũa quá thời gian cho phép có thể sinh sản ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa. Nặng thì bị ung thư do trong đũa mốc có sinh sản ra “aflatoxin”, chất này đã được xác nhận có thể gây ung thư gan.
 
Dùng đũa quá lâu khiến lượng nước trong đũa quá cao. Bởi vì đo đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli… Cất đũa trong tủ bếp quá lâu có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần.
 
Tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay
 
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, đũa thông thường được sử dụng trong khoảng 3 – 6 tháng, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt theo thời gian và tần suất sử dụng. Ngoài ra, do số lần sử dụng nhiều mà lớp sơn an toàn trên bề mặt đũa bị bong tróc. Chỉ cần đũa bị thay đổi so với lúc mua, đặc biệt là màu sắc thì phải thay ngay lập tức.
 
Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Nhân tố gây đổi màu thường là do được sử dụng trong quá trình nấu, nước rửa chén bát và không khí, bụi bẩn tích tụ trong chạn bát gây ra. Vi khuẩn tích tụ trong thời gian dài cũng là nhân tố chính làm đổi màu đôi đũa.
 
Nhận biết đũa đã hết hạn sử dụng
 
Khi mọi người sử dụng đũa, mỗi ngày đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc, hơn nữa chỉ cần môi trường ướt, độ ẩm đạt mức độ nhất định và chỉ cần một thời gian là có thể sinh sôi.
 
Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, không còn dùng được nữa; Đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng. Hãy ngửi thử, nếu có vị chua rõ rệt, chứng tỏ đũa bị nhiễm bẩn, hãy bỏ ngay lập tức.
 
Sử dụng đũa không đúng cách có thể dẫn tới ung thư
Sử dụng đũa không đúng cách có thể dẫn tới ung thư
Sấy khô đua để tránh mốc
 
Đa số mọi người đều dùng đũa tre hoặc gỗ, một số ít dùng đũa inox. Nhưng việc sử dụng hai tre hay gỗ khá đặc biệt, mọi người thường quen sau khi rửa sạch đũa liền cho vào ống đũa hoặc chạn bát.
 
Đũa không được hong khô hoàn toàn, độ ẩm cao dễ sinh ra nấm mốc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Phải bảo đảm đũa được cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có lợi cho nấm mốc sinh trưởng.
 
Hàng tuần nên luộc đũa trong nước sôi khoảng nửa giờ, phơi khô rồi mới sử dụng, như vậy mới có thể sạch khuẩn, loại bỏ vi khuẩn trong đũa một cách hiệu quả.
 
Đũa mới mua phải được rửa sạch trước khi dùng
 
Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay một chất hóa học nào đó. Đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.
 
Không chà xát quá mạnh khi rửa đũa
 
Có khá nhiều người khi rửa đũa thường rất “mạnh tay” chẳng hạn như nắm chặt đũa rồi chà xát, rồi xả dưới vòi nước. Trên thực tế làm như vậy rất dễ khiến đũa đặc biệt là lớp sơn bảo vệ an toàn bị mất đi, sinh ra nhiều rãnh nhỏ, các vết nứt, khiến vi sinh vật lưu trú ở đó.
 
Ống đũa phải không bị đọng nước và thường xuyên được rửa sạch, khử trùng. Không chọn các chất tẩy rửa có độ axit và kiểm mạnh để tránh lưu lại hóa chất gây hại cho cơ thể.
 
Ẩn họa từ đũa màu sắc
 
Theo các chuyên gia hoá học, người sử dụng những đôi đũa màu sắc rất dễ nhiễm độc do lớp sơn trên đũa bị phân huỷ cùng với thức ăn. Bởi vì lớp sơn màu sắc trên những đôi đua dễ bị phôi ra trong một điều kiện nhất định hay nhiệt độ nào đó, nhất là được dùng trong thực phẩm. Những loại hóa chất tạo màu hay tạo độ bóng có hại cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với dạ dày.
 
Theo Trí thức trẻ
Son môi làm tăng nguy cơ gây ung thư
  Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, đại học California cho biết son môi chứa 20% hoặc hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư.

›› Chi tiết
 
Một số cách ăn uống gây ung thư
  Các chuyên gia đã phát hiện ra mối quan hệ giữa ung thư đường tiêu hóa và chế độ ăn uống.

›› Chi tiết
 
LÝ GIẢI VÌ SAO NGƯỜI VIỆT BỊ UNG THƯ NHIỀU
  ĂN BẨN, MẶC ĐỘC, PHÁ THAI NHIỀU = UNG THƯ 

›› Chi tiết
 
Ung thư da: bệnh nhân ngày càng trẻ hoá
  

(Dân trí) - Theo TS Nguyễn Sĩ Hoá, Phó Viện trưởng Viện Da liễu quốc gia, ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp với tỷ lệ trung bình 2,9 - 4,5 ca/100.000 dân.

›› Chi tiết
 
Ngày càng nhiều đàn ông vô sinh từ trong bụng mẹ
  Giáo sư sản khoa hàng đầu ở Anh vừa công bố báo cáo chi tiết nhất tới nay, khẳng định hóa chất trong thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm lau dọn nhà cửa đang làm "nữ hóa" các bé trai, khiến chúng dễ ung thư và vô sinh.

›› Chi tiết
 
Ngày càng nhiều người bị ung thư vì ăn nhiều và lười thể dục
  Riêng tại Anh, gần 80.000 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư mỗi năm có thể đã tránh được thảm họa này nếu chọn lối sống lành mạnh hơn, một điều tra vừa cho biết.

›› Chi tiết
 
Dân Hà Nội “ngộ độc” gia vị Trung Quốc
 

Tại chợ Long Biên, các bao tải tỏi, gừng, hành củ khô... (loại từ 20-30kg) có chữ Trung Quốc bao quanh chất đầy trong sạp đang chờ được đem đi tiêu thụ. 

›› Chi tiết
 
Dừa tẩy trắng: NTD có thể bị nhiễm độc
 PGS.TS Nguyễn Trường Luyện (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, lưu huỳnh và axit photphoric được xem là hai trong những chất tẩy trắng mạnh nhất. 

›› Chi tiết
 
Công nghệ chế biến cá khô bẩn
  Ở vùng chúng tôi phát hiện có chất làm thuốc trừ sâu trong chế biến hải sản ở Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), nhiều gia đình không dám ăn “hàng chợ”, muốn ăn, phải tự làm. Nhiều cơ sở chế biến cá không có giấy phép.

›› Chi tiết
 
Hiểm họa ung thư từ phụ gia thực phẩm
 

Phụ gia có nhiều lợi ích như giúp tăng thời gian bảo quản, tăng tính hấp dẫn cho thực phẩm... Tuy nhiên, bên cạnh đó là nguy cơ gây bệnh ung thư nếu sử dụng phụ gia độc hại hoặc sử dụng quá mức, quá nhiều.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam