Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 58
  Lượt truy cập : 24029148
Dừa tẩy trắng: NTD có thể bị nhiễm độc
 

 
1371263632-a4PGS.TS Nguyễn Trường Luyện (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, lưu huỳnh và axit photphoric được xem là hai trong những chất tẩy trắng mạnh nhất. 





Hiện nay, rất nhiều người chọn những chất hóa học cực kỳ nguy hiểm này để “phù phép” thực thẩm rồi tìm cách bán ra thị trường. Họ đâu biết rằng, chỉ vì một chút lợi nhuận mà nhiều người có thể nhiễm độc.

Thưa PGS, thời gian qua, nhiều người rùng mình khi báo chí đưa tin về việc phát hiện các thực phẩm được tẩy trắng bằng hóa chất độc hại, trong đó có quả dừa tươi. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

- Tôi cũng nghe rất nhiều về những sự việc báo GĐ&XH Cuối tuần đã nêu. Để hút mắt người tiêu dùng, bán được hàng, nhiều người kinh doanh sẵn sàng ngâm, tẩm, tắm phụ gia cho thực phẩm. Chỉ sau mấy giờ ngâm hóa chất, các thực phẩm bẩn, hết hạn sử dụng như được phù phép trở nên tươi ngon, màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, khi người dân ăn vào sẽ bị ngộ độc kép. Nghĩa là, họ vừa bị ngộ độc bởi thực phẩm ôi thiu vừa rước bệnh vì ăn hóa chất. Những cái lợi trước mắt đó đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu người dân. Thời gian qua đã có hàng trăm ca cấp cứu vì ăn phải chất tẩm ướp thực phẩm. Nhưng, những sự việc đau lòng ấy không khiến những người kinh doanh cảm thấy phiền lòng. Hàng ngày hàng giờ, họ vẫn tiếp tục công việc đầu độc đồng loại của mình.

Trong việc tẩy trắng dừa người ta thường sử dụng hai chất là lưu huỳnh và axit photphoric. PGS có thể giải thích về những phản ứng hóa học trong đó?

- Khi người ta ngâm, xông đửa để tẩy trắng bằng lưu huỳnh hoặc axit photphoric thì sẽ tạo ra một phản ứng hóa học trong đó. Bởi ở phần xơ của quả dừa có chất Canxi. Khi Canxi kết hợp với lưu huỳnh hoặc axit photphoric sẽ mạ một lớp hóa chất lên vỏ trái dừa. Lúc này, do được bảo vệ bằng hóa chất nên quả dừa sẽ trắng hơn, bền màu và tươi lâu hơn. Axit photphoric rất mạnh, nó có thể phá vỡ lớp vỏ mềm của quả dừa để xâm nhập vào bên trong hòa lẫn với nước dừa. Lúc này, người dân không còn uống nước dừa nữa mà họ đang để hóa chất tràn vào cơ thể.

Tác hại của các chất hóa học nêu trên khi ngấm vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm như thế nào, thưa PGS?

- Từ trước đến nay, trong công nghiệp, bột lưu huỳnh được cho vào chảo gang, đốt lửa ở dưới để lưu huỳnh bay hơi diệt côn trùng, vi khuẩn để bảo quản hàng hóa. Khi lưu huỳnh bị đốt cháy thành CO2 sẽ là chất tẩy mạnh tiêu diệt được các vi sinh vật. Các sản phẩm khi xông lưu huỳnh có màu sắc đẹp và để được lâu hơn. Lưu huỳnh được xông với tỷ lệ hợp lý thì tác hại của nó sẽ không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người kinh doanh vì lợi nhuận tẩm ướp, xông hóa chất một cách vô tội vạ để cho màu sắc của nó đẹp hơn. Và khi CO2 vào cơ thể, khí này sẽ gặp hơi ẩm trong phổi tạo thành H2SO3 (axit sunfurơ). Đây là chất ôxy hóa, ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh. Khi tồn dư một lượng lớn trong cơ thể chất này sẽ có khả năng gây ung thư. Còn đồi với axit photphoric, khi đi vào cơ thể với một lượng lớn, tích tụ lâu ngày sẽ sản sinh ra những cặn bã ở thận. Từ những cặn này sẽ tạo thành sỏi thận.

Tôi được biết, khi bị dị ứng với lưu huỳnh, ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể có các biểu hiện như đau đầu, khó thở, ngạt mũi… Còn ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị tử vong, nhất là ở những người mắc bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính. Và khi ngâm tẩm hóa chất dừa, những người kinh doanh cũng thường xuyên tiếp xúc với lưu huỳnh và axit photphoric cũng dễ mắc bệnh về da và phổi. Bởi vì trong quá trình “phù phép” dừa, họ cũng phải hít lưu huỳnh vào phổi. Chính vì thế, với việc làm này, những hộ kinh doanh không chỉ hại người mà đang rước bệnh về chính gia đình mình.

Xin cảm ơn ông!

Dùng hóa chất tẩy trắng dừa cực kỳ nguy hiểm

Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.

Theo Bình Phong (Gia đình và Xã hội)
 

Khiếp sợ lẩu chua axít, nấu nhừ nhờ bột tẩy bồn cầu
 Cho axít vào nồi lẩu tạo chua, hầm đồ ăn bằng bột tẩy bồn cầu, bò viên từ thịt chuột cống, ăn bắp rang bơ lo hại não... là những thông tin khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang lo lắng trong tuần qua.

›› Chi tiết
 
'Ăn bẩn sống lâu': Bi kịch mâm cơm hóa chất người Việt
 “Ăn bẩn sống lâu” - câu thành ngữ vỉa hè nói về chuyện ăn, ở bẩn của người Việt giờ được ví von như một sự thỏa hiệp, bất lực của con người khi thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại bủa vây tứ phía, không ăn chỉ có nhịn!

›› Chi tiết
 
Bắt 160.000 trứng cút không rõ nguồn gốc
 TTO - Khoảng 14g ngày 6-12, tại khu vực gần cầu Đất Sét (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Châu Thành A đã phát hiện và lập biên bản vụ vận chuyển 160.000 trứng cút không rõ nguồn gốc.

›› Chi tiết
 
Những nghi án vấy bẩn phở Hà Nội
 Phở là một đặc sản, một món ăn phổ biến của người Hà Nội. Nhưng cùng với sự nổi tiếng thì phở cũng chịu nhiều tai tiếng với những nghi án nhiễm độc, làm bẩn. Đã có những việc được khẳng định có và không, nhưng cũng có những thông tin cứ nổi trôi chưa biết đúng sai.

›› Chi tiết
 
Vịt chết thối thành… ‘vịt quay Bắc Kinh’ thơm giòn
 Từ những con vịt chết dịch bốc mùi tanh thối khi qua tay các chủ hàng bỗng chốc trở thành “Vịt quay bắc Kinh” thơm giòn, bắt măt. Ít ai ngờ rằng, người bán đã “lừa đảo” khách hàng bằng công nghệ nhuộm màu rợn người nhằm đắp mặt nạ cho những con vịt thối giữa…

›› Chi tiết
 
Nước phở Trung Quốc cô đặc, đóng chai thơm vàng
 Hàng trăm chai dung dịch màu vàng óng như mỡ gà và mùi thơm như nước phở “xịn” bị CAQ Hai Bà Trưng (Hà Nội) phát hiện, thu giữ.

›› Chi tiết
 
6 ngôi chợ kỳ dị trên đất Sài Gòn

Chợ chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chờ rắn chuột... là những ngôi chợ "độc" làm nên một Sài Gòn độc đáo.

›› Chi tiết
 
Ăn lòng lợn hay ăn hoá chất?
 Lòng lợn, tiết canh lâu nay vẫn luôn là món khoái khẩu của các “đấng mày râu”, nhất là trong các cuộc nhậu. Để đẹp mắt và không còn mùi, nhiều tiểu thương đã dùng các chất hoá học tẩy trắng lòng, trễ, dạ dày lợn … nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng. 

›› Chi tiết
 
Đậu hũ để ba ngày không hỏng
 Đậu hũ (đậu phụ) chiên và cả đậu hũ trắng vốn là thực phẩm ăn trong ngày, nếu muốn để qua ngày phải được bảo quản tốt trong tủ lạnh. Hiện trên thị trường lại có nhiều loại đậu hũ để đến ngày thứ ba vẫn không hư, dù để ở nhiệt độ bình thường.

›› Chi tiết
 
Thực phẩm siêu rẻ, giập nát tràn chợ lừa người dùng
 Gà chảy nước, tôm cua ngất, rau củ giập nát... được bày bán tràn lan tại các chợ đầu mối đang ngày ngày tiêu thụ trên thị trường mà người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là loại thực phẩm “rởm”, đâu là thực phẩm sạch.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam