Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 58
  Lượt truy cập : 24029258
Ngày càng nhiều trẻ bị ung thư máu

Theo kết quả khảo sát gần đây tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Thái Nguyên và Huế cho thấy tỉ lệ mắc mới nhiều loại ung thư ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Trong số đó, ung thư máu chiếm vị trí hàng đầu về ung thư trẻ em ở hầu khắp các vùng.

 

Bệnh viện là nhà

Chúng tôi đến khoa Ung bướu (Bệnh viện Nhi Trung ương) đúng lúc các bệnh nhi bị mắc chứng ung thư máu đến giờ tiêm, truyền dịch. Bé nào nhìn thấy bác sĩ, ống truyền cũng đều sợ hãi, khóc thét. Cả bác sĩ, cha mẹ phải dỗ dành, nịnh đủ kiểu rồi phải dùng cả “bạo lực” giữ chặt thì bác sĩ mới có thể tiêm được.

Bé Phạm Thu Hạnh năm nay mới 9 tuổi, quê ở Thái Nguyên đang cặm cụi ngồi vẽ, nhìn thấy cô y tá đẩy xe tiêm đi vào đã vội vàng rụt ngay tay lại. Anh Phạm Văn Vinh, bố cháu Hạnh than thở: “Cháu lúc nào cũng đòi về đi học cùng các bạn. Tôi động viên phải chịu khó truyền mới nhanh được về, cháu chịu nghe lời, nhưng mỗi khi bắt đầu truyền lại thế, lại phải động viên, dỗ dành. Khổ, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà thì làm sao mà đi học được nữa”.

Ở giường bệnh đối diện, cháu Nguyễn Kim Sơn, 13 tuổi ở Cổ Nhuế vẫn còn mặc nguyên chiếc áo đồng phục ngồi trầm ngâm. Sơn không sợ đau buốt khi truyền dịch, cậu bé chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để được đến trường cùng bè bạn.

Tăng nhanh không rõ căn nguyên

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, ung thư máu chiếm 42% tỷ lệ trẻ em ung thư nhập viện hàng năm và số trẻ bị ung thư máu năm sau cao hơn năm trước với số mắc mới hàng năm là 180 bệnh nhi.

Bác sĩ Bùi Ngọc Lan - Phó trưởng Khoa Ung bướu cho biết, ung thư máu là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư mà Khoa Ung bướu điều trị. Trung bình tại đây, bệnh nhân ung thư máu chiếm khoảng 50%. Những đợt cao điểm, tỷ lệ lên tới 70%. Chỉ 25 giường bệnh nhưng lúc nào cũng có ít nhất 50 bệnh nhi điều trị. Đa phần bệnh nhi tập trung lứa tuổi từ 3-5 tuổi.

Có chữa khỏi?

Hiện thuốc điều trị ung thư được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm. Để điều trị ổn định bệnh cho một bệnh nhi, cần không dưới 20-30 triệu đồng.

 

Đầu tháng 8 tới, Viện Nhi Trung ương sẽ tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhi. Đây là một tin vui với bệnh nhân ung thư máu, bởi ghép tủy được coi là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân bạch cầu cấp.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, tại các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bạch cầu cấp có thể chữa khỏi từ 80 - 85%. Tại Việt Nam, dựa theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi trong 5 năm qua, kết quả điều trị đạt khoảng 60 - 62%.

Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng (thiếu máu, xuất huyết…), thậm chí, có bệnh nhi tới viện khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể.

Khi bị bệnh bạch cầu, bệnh nhân có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường nên không có đủ hồng cầu để mang oxygen tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu khiến bệnh nhi nhợt nhạt, yếu sức. Không có đủ tiểu cầu, bệnh nhi dễ bị chảy máu, bầm tím da.

“Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thường phải qua thăm khám lâm sàng và chiếu chụp. Tuy nhiên, khi đột nhiên thấy trẻ có triệu chứng sốt, rét run và những biểu hiện giống như cảm cúm khác, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi (đặc biệt là về đêm)… cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của ung thư máu”, BS Bùi Ngọc Lan cảnh báo.

Ung thư máu có hai thể, những bệnh nhân có số lượng bạch cầu dưới 50.000m3/lít máu, không có biểu hiện của di căn nặng thuộc thể nhẹ. Di căn là dấu hiệu của thể bệnh nặng. Nếu đáp ứng điều trị tốt sau hai tuần bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Còn bệnh khỏi hẳn hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình điều trị tiếp theo của bệnh nhân. Càng phát hiện sớm, kết quả điều trị càng hiệu quả hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân ung thư máu cần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để đảm bảo ung thư không tái phát.

Hà Linh

Việt Báo (Theo_DanTri)

Hoang mang sợ ăn nhầm trứng vịt lộn Trung Quốc
 Sau thông tin trứng vịt giống, trứng vịt lộn nhập lậu từ Trung Quốc bị lực lượng chức năng bắt giữ tại Móng Cái, Quảng Ninh, thị trường nội địa đã có những tác động về giá. Các chủ hàng nhanh chóng đề phòng bằng giấy chứng nhận nguồn gốc “cộp dấu đỏ” và không quên tăng giá.

›› Chi tiết
 
Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi món độc
 Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

›› Chi tiết
 
Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng
 Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng

ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng
Phó Khoa Nội tiêu hóa BV Nhân Dân 115
Ăn thịt tái sống có nguy cơ nhiễm rất nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm ký sinh trùng như các loại giun, sán, nhiễm trùng cấp như mắc bệnh thương hàn, dịch tả và ngộ độc thực phẩm từ các chất bảo quản. Thực tế có nhiều người trong chúng ta chủ quan cho rằng thôi thì cứ ăn tái sống cho ngon, lỡ bệnh thì chữa. Thực ra khi đã nhiễm bệnh chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
›› Chi tiết
 
Những sai lầm khi nấu bếp có thể gây ung thư
 Lạp xưởng, thịt muối dăm bông không nên ăn rán vì thức ăn này khi gia công người ta cho vào một số Nitrorat ammoni, qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

›› Chi tiết
 
Chờ tin ung thư: Dân cạch khoai tây chiên, bim bim
 Tuy chưa có kết quả chính thức, nhưng thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm khoai tây chiên, bim bim để truy tìm chất gây ung thư khiến người dân hoang mang, lo lắng. Một số người cân nhắc có nên từ bỏ món ăn khoái khẩu này.

›› Chi tiết
 
Nguy cơ ngộ độc vì sữa đậu nành bán rong
 Sữa đậu nành là một trong những thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng sữa đậu nành bán rong có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đặc sản chuột cống cỏ chân hồng:Ngọc trời của dân nhậu
 Sáu Lang khề khà li rượu, tiện đũa thả vào chén tôi mấy viên thức ăn màu trắng sữa mà ông gọi là "ngọc trời", tức là... tinh hoàn chuột cống cỏ.

›› Chi tiết
 
Phụ gia TQ hô biến thịt nạc thành thịt bò Úc
 Sau khi được bôi phụ gia thực phẩm, miếng thịt luôn tươi mềm mại dù bị đun sôi.

›› Chi tiết
 
Trứng vịt bắc thảo Trung Quốc làm từ hóa chất độc hại
 Khoảng 30 cơ sở sản xuất trứng vịt bắc thảo ở Trung Quốc phải đóng cửa vì sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.

›› Chi tiết
 
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc
 Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. 

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam