Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 23973733
Tại sao ung thư nhiều đến vậy?
 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc do quá nhiều nguy cơ độc hại, nhưng công tác kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế.

 

Một cơ sở dùng thực phẩm ôi, thiu để tái chế rồi bán ra thị trường - Ảnh: Thanh Tùng

Ngày 30.9, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay - thực trạng và giải pháp”, với sự tham dự của nhiều sở, ngành, tổ chức.

Tại hội nghị, bà Đoàn Thị Thanh Xuân (Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong TP.HCM) cho rằng: “ATVSTP là vấn đề lo lắng, bức xúc của người dân. Người dân không biết dùng thực phẩm nào để đảm bảo ATVSTP. Mua thực phẩm ở chợ không yên tâm, thậm chí ở siêu thị cũng có những loại đáng nghi. Tại sao tình trạng ung thư hiện nay nhiều vậy, người ta nghi ngờ là do dùng nhiều thực phẩm không đảm bảo ATVSTP.

Nguy cơ ngộ độc bao vây

Báo cáo tại hội nghị, ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)  TP.HCM, thừa nhận: “Vẫn còn những vấn đề cần nói, đó là: lượng nông sản, thực phẩm đưa vào tiêu thụ ở TP mỗi ngày chiếm 80%, nhưng chưa kiểm soát được nguồn gốc. Việc kiểm soát chủ yếu là qua test nhanh và lấy mẫu tại 3 chợ đầu mối, nhưng số lượng mẫu lấy không nhiều, không mang tính đại diện; tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép, việc giết mổ gia súc gia cầm trái phép vẫn diễn ra. Gia súc gia cầm kém chất lượng vẫn tiếp tục đổ về TP.HCM qua các cửa ngõ, các tỉnh lân cận, khó kiểm soát; tình trạng dùng nguyên liệu kém chất lượng trong chế biến suất ăn sẵn...”.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM, nhận xét: “Việc quản lý chất lượng các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng trong nước vẫn còn lỏng lẻo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Chúng ta chưa quản lý được phụ gia thực phẩm, hóa chất, phụ gia thực phẩm bày bán chung với hóa chất, phụ gia dùng cho công nghiệp, tạo điều kiện cho việc mua bán hóa chất, phụ gia kém chất lượng, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm (NĐTP)...”. GS Sơn dẫn chứng số liệu NĐTP những năm qua như: năm 2012 cả nước có 168 vụ NĐTP khiến 5.541 người bị ngộ độc, 34 người tử vong; năm 2013 có 5.348 người bị ngộ độc, 28 người tử vong trong 163 vụ NĐTP; và 6 tháng đầu năm 2014 xảy ra 56 vụ NĐTP khiến 1.874 người nhập viện, 16 người tử vong.

Có kết quả thì hàng đã lưu thông

Thế nhưng, năng lực kiểm nghiệm, kiểm soát trong nước còn nhiều hạn chế. GS Chu Phạm Ngọc Sơn cho biết: “Phần lớn các phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước chủ yếu kiểm nghiệm các hóa chất cụ thể mà ta nghi ngờ nhắm đến, chứ không cho phép nhận diện các chất lạ, độc hại khác hiện diện trong thực phẩm”.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cũng thừa nhận: “Lượng hóa chất, phụ gia hiện nay rất đa dạng, nên cơ quan nhà nước không biết cơ sở sản xuất bỏ chất gì để tầm soát, mà chỉ đơn giản tầm soát những chất do Bộ Y tế quy định. Do đó trong thời gian qua công tác tầm soát chủ yếu dựa vào cảnh báo của nước ngoài. Mặt khác, khi phát hiện một chất lạ trong sản phẩm thì lúc đó cơ quan nhà nước mới ban hành thường quy kỹ thuật và xem xét có được sử dụng hay không, nếu được thì cho phép với hàm lượng bao nhiêu, nên khó khăn trong xử lý. Chẳng hạn như vụ các chất tinopal, melamine, 3 - MCPD...”.

Ngoài ra, theo ông Hòa, hạn chế trong công tác kiểm soát ATVSTP, đó là do chưa có hệ thống kho lạnh nên không có điều kiện lưu giữ đối với các lô hàng khi test nhanh dương tính (chất cấm - PV) để chờ kết quả định lượng. Điều này dẫn đến việc khi có kết quả định lượng có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép thì lô hàng đó đã lưu thông ngoài thị trường!       

Thanh Tùng

Ăn gì để phòng chống bệnh ung thư?
 Nhiều loại rau quả như hành tây, cải xanh, súp lơ... có chứa các chất có thể làm đứt quá trình tạo ung thư, ngăn chặn quá trình biến đổi tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

›› Chi tiết
 
Phòng Chống Bệnh Ung Thư
›› Chi tiết
 
Cơ thể thiếu chất gì dễ dẫn đến ung thư?
 Ngoài yếu tố di truyền, đột biến gen và môi trường ra, ung thư còn có quan hệ mật thiết với thói quen ăn uống hàng ngày. Chúng tôi dựa vào chất dinh dưỡng phân loại, xem xem cơ thể chúng ta nếu thiếu loại chất dinh dưỡng nào sẽ có khả năng dẫn đến ung thư.

›› Chi tiết
 
NHỮNG THỰC PHẨM LÀ "SÁT THỦ" THẦM LẶNG
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí nhớ… và có thể tử vong.

 

›› Chi tiết
 
4-5 TÁCH CÀ PHÊ/NGÀY GIÚP GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
  Thói quen uống cà phê có thể giúp giảm 15-25% nguy cơ phát triển khối u.

›› Chi tiết
 
TRÁNH XA NHỮNG THỰC PHẨM DỄ GÂY UNG THƯ
  Hiện nay, điều kiện sống ngày càng tốt hơn nhưng bệnh ung thư ở nước ta lại có xu hướng tăng nhanh. Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng. Vậy những thực phẩm nào có nguy cơ gây bệnh?

›› Chi tiết
 
Trung Quốc ung thư lắm vì ăn bẩn nhiều?
  Bình quân cứ 1 phút trôi qua Trung Quốc có thêm 6 bệnh nhân mới được chẩn đoán là mắc chứng bệnh ung thư quái ác này. - Tân Hoa xã đưa tin.

›› Chi tiết
 
'Sao ba mẹ lại để chuột ăn mất chân tay con'
  Cô bé 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam Hoài Thương từng có câu hỏi ngô nghê như vậy với bố mẹ khi thấy mình không giống bạn bè.

›› Chi tiết
 
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa mà chị em ít lưu ý
  

Có 5 dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo ung thư phụ khoa mà rất ít chị em lưu ý đến là ngứa ngáy "vùng kín", đau lưng hoặc đau bụng, mệt mỏi triền miên, tiểu gắt và nhiều hơn bình thường, đầy hơi.

›› Chi tiết
 
Thức ăn ôi thiu có thể gây sảy thai
  Để con khỏe và phát triển tốt, các bà bầu cần lưu ý trong cách ăn uống.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam