Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 54
  Lượt truy cập : 23843021
Tại sao ung thư nhiều đến vậy?
 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc do quá nhiều nguy cơ độc hại, nhưng công tác kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế.

 

Một cơ sở dùng thực phẩm ôi, thiu để tái chế rồi bán ra thị trường - Ảnh: Thanh Tùng

Ngày 30.9, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay - thực trạng và giải pháp”, với sự tham dự của nhiều sở, ngành, tổ chức.

Tại hội nghị, bà Đoàn Thị Thanh Xuân (Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong TP.HCM) cho rằng: “ATVSTP là vấn đề lo lắng, bức xúc của người dân. Người dân không biết dùng thực phẩm nào để đảm bảo ATVSTP. Mua thực phẩm ở chợ không yên tâm, thậm chí ở siêu thị cũng có những loại đáng nghi. Tại sao tình trạng ung thư hiện nay nhiều vậy, người ta nghi ngờ là do dùng nhiều thực phẩm không đảm bảo ATVSTP.

Nguy cơ ngộ độc bao vây

Báo cáo tại hội nghị, ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)  TP.HCM, thừa nhận: “Vẫn còn những vấn đề cần nói, đó là: lượng nông sản, thực phẩm đưa vào tiêu thụ ở TP mỗi ngày chiếm 80%, nhưng chưa kiểm soát được nguồn gốc. Việc kiểm soát chủ yếu là qua test nhanh và lấy mẫu tại 3 chợ đầu mối, nhưng số lượng mẫu lấy không nhiều, không mang tính đại diện; tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép, việc giết mổ gia súc gia cầm trái phép vẫn diễn ra. Gia súc gia cầm kém chất lượng vẫn tiếp tục đổ về TP.HCM qua các cửa ngõ, các tỉnh lân cận, khó kiểm soát; tình trạng dùng nguyên liệu kém chất lượng trong chế biến suất ăn sẵn...”.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM, nhận xét: “Việc quản lý chất lượng các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng trong nước vẫn còn lỏng lẻo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Chúng ta chưa quản lý được phụ gia thực phẩm, hóa chất, phụ gia thực phẩm bày bán chung với hóa chất, phụ gia dùng cho công nghiệp, tạo điều kiện cho việc mua bán hóa chất, phụ gia kém chất lượng, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm (NĐTP)...”. GS Sơn dẫn chứng số liệu NĐTP những năm qua như: năm 2012 cả nước có 168 vụ NĐTP khiến 5.541 người bị ngộ độc, 34 người tử vong; năm 2013 có 5.348 người bị ngộ độc, 28 người tử vong trong 163 vụ NĐTP; và 6 tháng đầu năm 2014 xảy ra 56 vụ NĐTP khiến 1.874 người nhập viện, 16 người tử vong.

Có kết quả thì hàng đã lưu thông

Thế nhưng, năng lực kiểm nghiệm, kiểm soát trong nước còn nhiều hạn chế. GS Chu Phạm Ngọc Sơn cho biết: “Phần lớn các phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước chủ yếu kiểm nghiệm các hóa chất cụ thể mà ta nghi ngờ nhắm đến, chứ không cho phép nhận diện các chất lạ, độc hại khác hiện diện trong thực phẩm”.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cũng thừa nhận: “Lượng hóa chất, phụ gia hiện nay rất đa dạng, nên cơ quan nhà nước không biết cơ sở sản xuất bỏ chất gì để tầm soát, mà chỉ đơn giản tầm soát những chất do Bộ Y tế quy định. Do đó trong thời gian qua công tác tầm soát chủ yếu dựa vào cảnh báo của nước ngoài. Mặt khác, khi phát hiện một chất lạ trong sản phẩm thì lúc đó cơ quan nhà nước mới ban hành thường quy kỹ thuật và xem xét có được sử dụng hay không, nếu được thì cho phép với hàm lượng bao nhiêu, nên khó khăn trong xử lý. Chẳng hạn như vụ các chất tinopal, melamine, 3 - MCPD...”.

Ngoài ra, theo ông Hòa, hạn chế trong công tác kiểm soát ATVSTP, đó là do chưa có hệ thống kho lạnh nên không có điều kiện lưu giữ đối với các lô hàng khi test nhanh dương tính (chất cấm - PV) để chờ kết quả định lượng. Điều này dẫn đến việc khi có kết quả định lượng có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép thì lô hàng đó đã lưu thông ngoài thị trường!       

Thanh Tùng

Mẹo của người xưa để giảm cân nhanh
  Có những mẹo giảm cân của thiếu nữ xưa mà đến tận ngày nay chúng ta vẫn có thể áp dụng.

›› Chi tiết
 
Đồng Nai: Phát hiện bò khô từ mút xốp tẩm hóa chất?
  Chị Nguyễn Thị H, 43 tuổi trú tại Biên Hòa, Đồng Nai đã liên hệ với báo VietNamNet, thông tin về vụ việc những gói bò khô mà chị nghi làm bằng sợi mút nilon đang được bày bán la liệt tại địa bàn chị sinh sống.

›› Chi tiết
 
Khiếp sợ lẩu chua axít, nấu nhừ nhờ bột tẩy bồn cầu
  Cho axít vào nồi lẩu tạo chua, hầm đồ ăn bằng bột tẩy bồn cầu, bò viên từ thịt chuột cống, ăn bắp rang bơ lo hại não... là những thông tin khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang lo lắng trong tuần qua.

›› Chi tiết
 
Bò viên thịt chuột cống Campuchia vào nhà hàng VN
 Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Ăn lòng đỏ trứng lúc trẻ, tăng cường trí nhớ khi về già
 Các nghiên cứu gần đây của một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ, Anh và Canada cho kết quả, trẻ nhỏ ăn lòng đỏ trứng có thể tăng cường trí nhớ và ngăn chặn các triệu chứng mất trí khi về già.

›› Chi tiết
 
Bỏ axit tạo chua vào lẩu: bạc tóc hỏng răng
  Bởi hầu hết các quán hiện nay đều dùng loại axit công nghiệp dùng cho tẩy trắng vải, quần áo… để tạo độ chua cho lẩu.

›› Chi tiết
 
Tràn lan bột nhừ siêu tốc
 

Trên thị trường TP.HCM, loại “bột nhừ siêu tốc” không rõ nguồn gốc, thành phần… đang bán tràn lan, trong khi các chuyên gia cảnh báo nếu lạm dụng sẽ “rước bệnh vào người”.

›› Chi tiết
 
Gia vị siêu tốc: Một lạng 'siêu chất' thành 10 lít nước mắm
 Đủ loại phụ gia thực phẩm không rõ xuất xứ, nhãn mác, hạn dùng, công dụng có tác dụng chế biến thức ăn 'siêu tốc' có mặt trên thị trường.

›› Chi tiết
 
Sữa cân không nhãn mác: Nhà nghèo uống sữa dành cho heo
 Trước những lời rao có cánh về chất lượng sữa bột cân ký, nhiều bà mẹ đã không thể cầm lòng. Sự liều lĩnh đó nhiều lúc mang lại hậu quả khó lường.

›› Chi tiết
 
Chả cá ‘3 không’, để cả năm chưa hỏng
  Những miếng chả cá vàng đậm, nguội lạnh được đặt trên các mâm, đĩa to, không nguồn gốc xuất xứ, không hướng dẫn bảo quản, không hạn sử dụng. Chúng được bày bán tràn lan tại các chợ đầu mối, chợ cóc ở Hà Nội.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam