Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 51
  Lượt truy cập : 23973757
Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi món độc
 Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

 

 

Ăn sống, tái bạch tuộc có nguy cơ nhiễm sán cao  - Ảnh: Bạch Dương 

 

Quá trình xâm nhập của ấu trùng vào phổi nếu ăn hải sản sống - Ảnh: T.L

Sán dải bò đầy quần !

 Nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi...

Bác sĩ Nguyễn Thị Hợp

Chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi TP.HCM, cho biết đã từng gặp một nữ bệnh nhân tên Th. (36 tuổi, ngụ TP.HCM) đến khám do sáng ngủ dậy thấy chiếc quần bên trong chứa đầy các đoạn có màu trắng đục. Bệnh nhân này cho biết chị rất thường ăn thịt bò còn sống (dạng tái). Theo ông Siêu, chị Th. bị nhiễm sán dải bò, có tên là taenia saginata (ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt), những đoạn màu trắng đục, dẹt xuất hiện ở quần trong của bệnh nhân là nang chứa hàng trăm ngàn cái trứng của sán dải bò!

TS-BS Hồ Văn Hoàng, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định), cho biết mới đây có trường hợp bệnh nhân nữ T.T.N (30 tuổi) phát hiện quần trong của mình có những đoạn dây màu trắng đục, ngứa ngáy khó chịu. Qua xét nghiệm cho thấy chị này bị nhiễm sán dải bò. Nữ bệnh nhân này cho biết chị rất thường xuyên ăn thịt bò dạng tái chanh…

Còn chị L.T.M (35 tuổi, ngụ TP.HCM) cho hay do quá gầy, có người quen bày cách ăn thịt bò, thịt heo tái, sống, ăn nhúng giấm thì sẽ giúp mập lên. Chị làm theo một năm nay, nhưng ngày càng gầy hơn. Lo lắng, gia đình khuyên chị đi BV khám, qua xét nghiệm tại BV Đại học Y Dược TP.HCM, kết quả chị bị nhiễm sán dải bò. Tháng 5 vừa qua, các báo cũng thông tin về một nữ bệnh nhân người Trung Quốc cảm thấy trong người mệt mỏi đi khám và được bác sĩ phát hiện con sán dài đến 2,4 m trong ruột. Nữ bệnh nhân này cũng có thói quen hay dùng thịt bò dạng sống.

“Nang sán nằm trong thịt bò, nếu ăn thịt bò còn sống, thì nang sán vào người phát triển thành con sán dài có nhiều đốt, đầu sán bám vào thành ruột. Những đốt sán trưởng thành rụng rồi rơi ra ngoài, chứa đầy trứng sán, rớt ở quần, giường, ghế sofa, lây cho nhiều người trong gia đình, kể cả khách! Nhiễm sán dải bò rất thường gặp, và những bệnh nhân này đều có sở thích dùng thịt bò chưa chín, bên trong miếng thịt còn ứa máu tươi. Khi nhiễm vào cơ thể người, sán dải bò sẽ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, những người bị nhiễm loại sán này luôn cảm thấy người uể oải, mệt mỏi, cơ thể thì xanh, tái”, TS-BS Siêu nói.

Lên tới tận não

 Trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả trong hải sản sống

Theo các bác sĩ, hải sản sống thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả... Tôm sống thì mang ấu trùng sán lá phổi. Các loại hải sản như bạch tuộc, sò, ốc, sam, cá nóc, cá nhồng, cá đối... có thể gây ngộ độc khi ăn sống.

Ăn sống hải sản nguy hiểm, vì bản thân chất đạm trong hải sản có chứa histidin, khi ăn vào cơ thể chất này sẽ thành histamin - đây là chất thường gây ngộ độc; ngoài ra, các loại hải sản sống vùng biển gần bờ, bản thân nó dễ bị nhiễm các độc chất, các kim loại nặng thải ra từ công nghiệp, sông ngòi, do vậy nếu dùng hải sản sống dễ bị ngộ độc, nhiễm độc. Chưa nói, các hải sản còn mang trên mình nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, nên khi ăn sống các vi sinh vật đó vào cơ thể gây ngộ độc.

Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, ký sinh trùng gây bệnh thường sống trên chuột, chuột thải ấu trùng ra ngoài, ấu trùng đó có thể nhiễm trên ốc, cá, lươn. Do vậy, nếu ăn ốc, cá, lươn... không qua nấu chín, không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng.  

Không chỉ thịt bò, theo các bác sĩ, nếu dùng thịt heo không đảm bảo vệ sinh, thịt, hoặc các sản phẩm làm từ heo nhưng còn sống sẽ có nguy cơ nhiễm sán dải heo. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu cũng cho biết, trước đây từng có bệnh nhân bị nang sán đóng thành khối u ở não. Khi mổ ra thì đó là một nang sán dải heo. Theo ông Siêu, mặc dù ít gặp hơn sán dải bò, nhưng sán dải heo nguy hiểm hơn bởi chúng có thể xâm nhập vào máu lên não, mắt rất nguy hiểm.

TS-BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), cho biết tại Hà Nội đã gặp nhiều bệnh nhân vào viện bị nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo, do ăn thịt chưa nấu chín. Theo TS-BS Nguyễn Thu Hương, thức ăn có nguy cơ cao gây nhiễm ấu trùng giun xoắn là thịt heo sống hoặc tái (như món lạp, nem chạo, nem chua ủ bằng thịt sống, tiết canh...). Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 - 6 tuần. Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành...

Động kinh, nhức đầu, liệt... vì ăn đồ sống, món độc

Chiều qua 16.7, bác sĩ Trần Văn Dễ, Phó giám đốc BV Nhi đồng TP.Cần Thơ, cho biết BV vừa cấp cứu thành công một ca ngộ độc hết sức hy hữu - ngộ độc do uống mật của con cá ét. Đó là trường hợp bệnh nhi P.V.Th (3 tháng tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) vào viện ngày 9.7 trong tình trạng bị suy hô hấp nặng. Người nhà bệnh nhi này cho biết, do cháu bị khò khè khó thở và khó ngủ, gia đình nghĩ cháu bị hen suyễn, và có người chỉ cách uống mật con cá ét sẽ khỏi. Chỉ 2 giờ sau khi cho uống mật cá ét thì cháu rơi vào tình trạng nói trên.

Trước đó BV đa khoa Kiên Giang từng tiếp nhận cấp cứu cho 3 người bị trúng độc sau ăn cá nóc tái chanh. Những trường hợp tương tự, theo ghi nhận của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho thấy ở 10 tỉnh thành ở phía bắc có các ca bệnh sán lá phổi có liên quan đến việc ăn hải sản chưa qua nấu chín.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hợp (Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Đôi khi sán lá phổi ký sinh ở nơi khác như dưới da, tinh hoàn, đặc biệt ở não gây các triệu chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức đầu, liệt...

Uống tiết xong nhập viện

Năm ngoái, ở Đắk Lắk xôn xao vụ trúng độc tập thể sau khi ăn thịt và uống rượu pha máu sống của con nưa (một loại trăn rừng) khiến 14 người phải nhập viện điều trị dài ngày. Những người này trước đó chế biến con nưa tại nhà ông N.T.S (43 tuổi, ở xã Cư K’lông, H.Krông Năng, Đắk Lắk) và lấy máu nưa pha rượu nhậu. Sau chầu nhậu đó, 5 người trong gia đình ông S. đều cảm thấy người khó chịu. Vài ngày sau, ông S. sốt cao, nôn ói, đại tiện ra máu, phải đi cấp cứu ở BV đa khoa H.Krông Năng. Tiếp sau đó, những người tham gia uống rượu máu nưa đều có triệu chứng giống ông S., lần lượt nhập viện ở TP.Buôn Ma Thuột, một số người nặng chuyển về BV Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị, trong đó có nạn nhân 52 tuổi N.N.S nặng nhất - hôn mê sâu, phải thở máy nhiều ngày mới qua khỏi.

Là người trực tiếp điều trị những bệnh nhân nhậu rượu máu nưa, bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Phó khoa Nhiễm BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết các bệnh nhân trên đều có triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có thể nguyên nhân là do uống máu sống. “Việc dùng mật và máu sống của động vật hoang dã có thể bị nhiễm khuẩn và các loại vi rút lạ, rất nguy hiểm!”, bác sĩ Lâm khuyến cáo.

THANH NIÊN

Hãi hùng đá viên, nước đóng chai
 Mùa hè, nhu cầu sử dụng đá viên cũng như nước tinh khiết đóng chai tăng cao, số cơ sở sản xuất mặt hàng này cũng tăng đột biến. Tuy nhiên khi khảo sát, kiểm tra thực tế mới thấy, vấn đề chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất những mặt hàng này vẫn còn rất nhiều lo ngại.

›› Chi tiết
 
Những loại thực phẩm gây ung thư
 Có rất nhiều tác nhân tạo thành các yếu tố thuận lợi gây ra ung thư (K) như môi trường bị ô nhiễm, thuốc lá, rượu, thuốc phiện, một số chất hóa học, các tia vật lý, một số hormon…; nhưng có một yếu tố mà hàng ngày chúng ta thường xuyên phải tiêu thụ đó là thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Những thực phẩm nên và không nên dùng để ngừa ung thư
Thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày có tác động rất lớn tới sức khỏe. Đối với bệnh ung thư, một số thực phẩm sẽ kích thích các khối u ác tính phát triển nhanh, ngược lại một số loại thức ăn lại giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

›› Chi tiết
 
"Công nghệ tăng trọng” heo thịt bằng nước bẩn
 Thật kinh hoàng khi chứng kiến từng con heo bị khớp miệng treo lên để bơm nước vào trước khi bị mổ để ra sạp, ra chợ. Phía trên là thùng nước đen ngòm, phía dưới là từng con heo bụng căng tròn như quả bóng, có con không đứng được ngã lăn quay ra sàn vì “no” nước bởi "công nghệ tăng trọng" heo thịt trước khi ra sạp, ra chợ.

›› Chi tiết
 
Nữ công nhân tử vong do nhiễm cúm A/H1N1
 

(NLĐO) - Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM ngày 5-6 cho biết vừa có thêm một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1N1.

›› Chi tiết
 
Nhập viện sau khi dự tang lễ bệnh nhân cúm A/H1N1
 

(NLĐO) – Sau khi tham gia phục vụ lễ tang người vừa tử vong do nhiễm cúm A/H1N1, một thanh niên đã phát sốt và nhập viện để xét nghiệm virus cúm.

›› Chi tiết
 
Kỹ nghệ kinh hoàng tẩy trứng gà “Tàu” thành trứng gà "Việt Nam"
 Có rất nhiều nhà trong làng Đông Ngàn tham gia “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà Việt Nam. Mỗi ngày có tới cả triệu quả trứng “gà ta” từ ngôi làng ven đô này được tuồn vào thị trường Hà Nội để tiêu thụ.

›› Chi tiết
 
Sợ thịt bẩn: Cả xóm góp tiền mở lò mổ riêng
 Bị ám ảnh về các loại thực phẩm ôi thối, thực phẩm bị “tẩm ướp” hóa chất bày bán tràn lan tại chợ khiến không ít người tiêu dùng lo sợ.. Một phong trào săn lùng các loại thực phẩm sạch đang âm thầm diễn ra. Thậm chí, một số người còn góp tiền chung nhau mua con lợn, lập lò mổ để chuyển lên Hà Nội ăn dần.

›› Chi tiết
 
Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất
 

Nước phở chế biến từ thịt ôi, bún chả tẩm hóa chất, phao bơi trẻ em nhiễm độc… là những thông tin thị trường được dư luận chú ý tuần qua. 

›› Chi tiết
 
Bắt hơn 3000 quả trứng gà thối trên đường đi tiêu thụ
 (Kienthuc.net.vn) - Hơn 3000 quả trứng gà hư thối cùng hàng trăm kg thịt bò, phụ phẩm bẩn đã bị tổ kiểm tra liên ngành phát hiện bắt giữ khi định vượt trạm vào TPHCM tiêu thụ.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam