Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 56
  Lượt truy cập : 24019184
Hỏng đường ruột vì ăn pate bẩn

Pate heo, pate bò được ưa chuộng

Pate được đông đảo mọi người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy, tiện lợi, dễ ăn. Chúng ta thường thấy pate bán phổ biến ở các cửa hàng bán bánh mì, cửa hàng ăn uống, các khu chợ, thậm chí rao bán trên mạng.

Theo khảo sát của PV, giá cho một kilogam pate ở các chợ bán dao động từ 80.000 - 150.000 đồng/kg. Hầu hết người bán đều khẳng định pate sạch, được làm từ thịt tươi, gan sạch,...

 

Pate được quảng cáo trên mạng xã hội

 

Chỉ vào bàn thịt của mình, bà Hồng (chợ Dịch Vọng) cho biết: "Đa số pate của nhà tôi đều được làm từ thịt, gan, mỡ của lợn nhà mổ nên đảm bảo sức khỏe".Không chỉ được bày bán ở các chợ, cửa hàng bánh mì, hiện nay pate còn được các hội nấu ăn, chị em làm bán tại nhà với mác thực phẩm "homemade".

Chủ một trang cá nhân facebook có tên A rao bán pate với nội như sau: Đọc nhiều bài báo nói về pate bẩn ngoài chợ mà không dám ăn. Nghĩ đi nghĩ lại mình quyết định tự làm vì món này cũng đâu có khó. Mẻ đầu làm thành công mỹ mãn, được mọi người tín nhiệm đặt hàng nên mình quyết định sẽ chế biến pate phục vụ bà con. Đảm bảo pate sạch, đảm bảo vì mình làm toàn thịt tươi, gan, mỡ sạch.

Tất nhiên, giá của mỗi kilogam pate được rao bán trên mạng có giá cao hơn ngoài chợ. Giá pate heo dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg, giá pate bò giá 190.000 - 220.000 đồng/kg.Tuy nhiên, người mua chỉ biết được giá sản phẩm và hình ảnh của pate chứ không hề nắm rõ công đoạn, nguyên liệu mà người bán dùng để chế biến thế nào. Nhiều trường hợp, người sản xuất đăng ảnh thịt tươi ngon, mỡ sạch, nhưng người mua chả biết có đáng tin hay không?!

 

Nên lựa chọn kỹ những cơ sở chế biến pate để có được sản phẩm an toàn

Pate được làm từ thịt ế

Tình cơ được mục sở thị một cơ sở sản xuất pate ngay tại chợ Dịch Vọng mà bản thân người viết không khỏi bàng hoàng về loại pate mà chúng ta thường "mê mệt" trong bánh mì.

Lúc đó tầm quá trưa, chợ tan bà chủ bàn thịt vơ vội đống thịt bèo nhèo, lẫn bì có lông lổm chổm, mỡ thừa, gan ôi không cần rửa mà cho thẳng vào cối xay. Chiếc cối xay cáu bẩn, do thời gian chưa cọ rửa bốc mùi, ruồi muỗi bâu quanh. Chỉ sau vài phút, đống thịt tưởng chừng bỏ đi được xay nhuyễn, lẫn lộn được trút vào một chiếc túi nilon rồi buộc kín. Khi được hỏi chỗ thịt đó được xay để làm món gì, bà chủ không ngần ngại trả lời tỉnh queo để làm pate.

Theo bà chủ cửa hàng cho biết, số thịt, mỡ và gan xay này về tẩm ướp gia vị, ngũ vị hương, thảo quả khoảng 1 giờ thì đem hấp là được món pate thơm ngon, béo ngậy và bắt mắt.

Nhiều trường hợp cơ sở sản xuất vì muốn tiết kiệm chi phí và muốn món pate trở nên xốp hấp dẫn dùng thịt, gan và bánh mì để chế biến. Theo một chủ cửa hàng tiết lộ, để có lãi người bán sẽ sử dụng nhiều nguyên liệu kết hợp với nhau.

Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả nguyên liệu tích trữ lâu ngày trong tủ đá, bán không hết là đem xay làm pate. Được biết, hương thơm chính của patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả, cũng có người làm pate lại chọn hương patê do giá rẻ, chế biến đơn giản.

Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng phòng Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP HCM thừa nhận: "Không có môi trường nào vi khuẩn sinh trưởng nhanh như patê. Trong phòng xét nghiệm, patê được dùng để cấy nuôi vi khuẩn, chính vì thế nếu quá trình chế biến, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, lúc bán để quá lâu, không được che đậy thì vi khuẩn có thể phát triển".

Trong tình hình thời tiết nắng nóng, pate nếu không được chế biến đảm bảo rất dễ hỏng, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Trong trường hợp, người mua ăn phải pate không đảm bảo rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường ruột, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt chóng mặt, ngộ độc...thậm chí có thể nguy kịch nếu ăn một số lượng lớn.

Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm được ghi nhận chỉ vì ăn bánh mì pate không đảm bảo vệ sinh. Do đó, người tiêu dùng nên thận trọng hơn khi ăn loại thực phẩm này, nên chọn nơi đảm bảo nguồn gốc, tin cậy để mua. Tốt hơn hết là mua nguyên liệu sạch về nhà tự chế biến để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Theo Vietq

 

Nhận mặt ốc biển độc
  TT - Gần đây, báo chí đưa tin vụ ngộ độc do ăn ốc biển đã làm một người phải vào viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, hôn mê sâu...

›› Chi tiết
 
Ăn cá giúp bà bầu giảm căng thẳng
  Căng thẳng là trạng thái tinh thần thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe, làm họ dễ bị sinh non và những đứa trẻ được sinh ra có trọng lượng thấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PLoS ONE, ăn nhiều cá trong thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ trên.

›› Chi tiết
 
Ăn để.... chết?
 

Chỉ trong một thời gian ngắn, các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai liên tiếp phát hiện, bắt giữ hàng loạt vụ sơ chế, vận chuyển và kinh doanh thịt, nội tạng gia súc, gia cầm đã bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Thực phẩm bẩn đang từng ngày đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
›› Chi tiết
 
Giò chả dai giòn: Có biết bao nhiêu hóa chất?
  Trước xu hướng người tiêu dùng quyết liệt tẩy chay giò chả sử dụng hàn the vì sợ nguy hại cho sức khoẻ, gần đây một số cơ sở sản xuất giò chả đã chuyển qua sử dụng một loại hoá chất có tên “dai giòn”, được coi là an toàn hơn hàn the. Liệu đây có đúng là loại phụ gia thực phẩm vô hại?.

›› Chi tiết
 
Chiêu tăng trọng gà lợn kinh điển của tiểu thương
  Bơm nước cho heo, nhồi cám cho gà, vịt, nhiều thương lái và lò mổ vì lợi nhuận đã bất chấp những nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
'Gia vị thần tiên': Công nghệ cá ươn thành chả thơm
  Một số cơ sở, xưởng chế biến nhỏ lẻ ở TP.HCM đang "phù phép" biến những thực phẩm cá chết ươn, để lâu ngày, thêm một số phụ gia sẽ trở thành món chả cá hấp dẫn...

 

›› Chi tiết
 
Hàng bẩn và lý thuyết an toàn của quan chức
  Thị trường hàng hóa ngày càng phức tạp hơn khi xuất hiện nhiều loại hàng độc, hàng bẩn, hàng kém chất lượng và không rõ ràng về nguồn gốc… Thị trường liên tiếp xuất hiện nhiều “scandal” hàng hóa khiến cho người tiêu dùng mất niềm tin và lo lắng.

›› Chi tiết
 
Tương ớt gây ung thư: Quảng Nam phản pháo nhà khoa học
  Ngày 10.7, trên một số phương tiện truyền thông nêu ý kiến của một nhà khoa học ở Hà Nội cho rằng, ở miền Trung, các nhà sản xuất ớt bột, ớt khô sử dụng chất độc hại Rhodamine B rất nhiều. Thông tin này khiến nhiều nông dân trồng, chế biến sản phẩm ớt và cả cơ quan quản lý địa phương lên tiếng phản ứng.

›› Chi tiết
 
Nhập lậu cổ vịt bẩn bán cho hàng nhậu
  Qua công tác quản lý nắm tình hình địa bàn, các trinh sát của Đội CSMT CAQ Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện một đối tượng người nước ngoài có biểu hiện hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

›› Chi tiết
 
Những ổ bệnh từ quán nước vỉa hè
  Mùa hè nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn, các loại dịch bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, các quán giải khát vỉa hè vẫn được bày bán tràn lan, không có sự quản lý chặt chẽ. Mức độ sạch bẩn của các loại nước này khó đo được. Đơn cử, nước mía có pha loãng 1.000 lần cũng không thể đếm hết số lượng vi khuẩn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam