Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 23865802
Báo động đậu phụ chứa quá nhiều chất gây ung thư, bệnh tật
 Theo kết luận của cơ quan kiểm định, ngoài nguyên liệu chính là đậu nành, trong đậu phụ còn chứa nhiều hóa chất dùng trong công nghiệp, bị nghiêm cấm dùng trong chế biến thực phẩm.

Sau thông tin sai phạm của cơ sở sản xuất đậu hũ Bình Minh, khu vực Bình Phó A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, sử dụng hóa chất, phụ gia không đảm bảo an toàn thực phẩm để sản xuất đậu hũ (miền Bắc gọi là đậu phụ). Trong đó có chất tẩy trắng dệt nhuộm có thể gây bệnh ung thư, đã gây hoang mang cho người dân. Ngày 8/4, tại Hà Nội, theo khảo sát của phóng viên, tại các chợ trên địa bàn có khá nhiều loại đậu phụ được bày bán, nhưng không cơ quan quản lý nào quản lý nguồn gốc và chất lượng.

Đậu không nguồn gốc

Hà Nội là nơi tiêu thụ số lượng lớn đậu phụ. Theo khảo sát của phóng viên tại các chợ trên địa bàn, hiện nay không chỉ có làng Mai Động là nơi chuyên cung cấp đậu phụ mà đã có rất nhiều nơi làm đậu phụ, kể cả các tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh... và cũng được tiêu thụ tại các chợ của Hà Nội. Mặt hàng đậu phụ được bày bán ngâm trong các thùng nhựa ngập nước. Theo các chủ hàng, ngâm để giữ cho đậu được trắng mềm, không chua, để được lâu. Khi được hỏi nguồn gốc đậu phụ ở đâu, hầu hết câu trả lời là lấy ở chỗ đảm bảo, nhưng khi hỏi cụ thể địa chỉ thì PV không nhận được câu trả lời.

Chất lượng đậu phụ trên thị trường hiện đang phụ thuộc vào lương tâm người sản xuất.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên tìm đến gia đình anh Triệu Văn Lập và chị Triệu Thị Hiệp ở số nhà 158, tổ 7, ngõ 50, phố Mai Động, phường Mai Động, gia đình đã có 5 đời làm đậu. Chị Hiệp cho biết, hiện nay chỉ còn khoảng 6 - 7 nhà là người gốc ở làng còn làm nghề gia truyền. Thông tin đậu phụ có sử dụng hóa chất, chất tẩy làm trắng đã không ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của gia đình chị. Mỗi ngày gia đình chị làm khoảng 60kg đỗ tương, làm đến đâu, bán hết đến đấy. Tuy nhiên, việc sản xuất và kinh doanh này không hề được cơ quan nào kiểm soát.

Năm 2013, đã có thời gian Hà Nội rộ lên việc các cơ sở sản xuất đậu phụ đã sử dụng thạch cao để làm đậu phụ, sau đó lại lắng xuống. Do đó, thông tin vừa qua về việc sử dụng chất tẩy làm trắng cũng sẽ không làm giảm sức tiêu thụ của đậu phụ Mai Động. Chị Hiệp chia sẻ: “Vì cái tâm và nghề truyền thống của gia đình không cho phép người làm đậu làng Mai Động sử dụng hóa chất hay thạch cao để làm đậu”. Còn nước dùng để ngâm đậu phụ, chị Hiệp cho biết, theo kinh nghiệm, ngâm đậu vào nước muối nhạt sẽ giữ đậu được lâu hơn. Tất nhiên, số lượng đậu phụ gia đình chị Hiệp và các hộ làm ở Mai Động chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Và chất lượng đậu phụ được đưa ra tiêu thụ trên thị trường rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng kiểm định.

Làm cách nào người tiêu dùng phân biệt được đậu phụ có chứa thạch cao hay sử dụng hóa chất? Đó là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Về vấn đề này, phóng viên đã trao đổi với TS. Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội, ông Thọ cho biết: Bằng cảm quan, mắt thường khó phân biệt được, chỉ qua xét nghiệm, phân tích mới biết chính xác điều này. Nguyên nhân chính là do xuất phát từ chỗ thiếu hiểu biết của các cơ sở sản xuất về các chất phụ gia và an toàn thực phẩm. Do đó, các cơ quan liên quan cần phối hợp kiểm soát và có thể triệu tập người sản xuất để tập huấn, tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất nâng cao hiểu biết nhằm giúp tạo ra thực phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng.

Có quá nhiều chất cấm được sử dụng làm đậu phụ

Đối với vụ việc tại Cần Thơ, theo kết luận của cơ quan kiểm định, ngoài nguyên liệu chính là đậu nành, cơ quan chức năng đã lập biên bản, lấy mẫu và tạm giữ nhiều hóa chất như: food ADDITIVES BZ 168 với số lượng 179kg; MYUC STD với số lượng 5kg; PhosAn là gia phụ phẩm; CarFosel 14kg; Pearl po9 11kg; Hydro Sulfite 39kg. Đây là những hóa chất được dùng trong công nghiệp, bị nghiêm cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Ngoài lấy những mẫu hóa chất để kiểm định, cơ quan chức năng còn lấy mẫu nước sản xuất, mẫu nước thải, khí thải để kiểm định. Theo đó, trong những hóa chất mà cơ sở Bình Minh sử dụng có hydro sulfite - một hóa chất tẩy trắng. Hợp chất này có công thức hóa học Na2S2O4. Đây là hóa chất được sử dụng nhiều trong ngành dệt nhuộm, tẩy trắng bột giấy... Trong chế biến thực phẩm, hóa chất này tuyệt nhiên bị cấm.

Theo khai nhận của chủ cơ sở Bình Minh, những hóa chất được phát hiện sẽ làm tăng sản lượng của sản phẩm và đối với tào phớ thì sẽ làm dai hơn. Theo đó, những hóa chất này sẽ được trộn lần lượt tùy vào từng công đoạn chế biến để có thể phát huy hết tác dụng của chúng. Theo các nhà khoa học, hydro sulfite có thể gây ung thư, hen suyễn, những chứng bệnh về hô hấp và thậm chí nó còn gây ngộ độc hệ thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương. Vì lợi ích cá nhân, chủ cơ sở này đã không hề nghĩ đến sự an toàn của người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan tâm lớn thường trực hàng ngày của mỗi người dân. Việc phòng chống ngộ độc thực phẩm không chỉ từ việc tuân thủ các quy định về ATVSTP của nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm mà còn rất cần sự vào cuộc quyết liệt và xử lý nghiêm hơn nữa của các cơ quan quản lý nhà nước.

(Theo SKĐS)

HongKong dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thit & trứng gia cầm từ Việt Nam
Tin vui đến với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đầu năm 2020 khi Cục Thú y cho hay, Hồng Kông vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu (NK) thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Trang trại chăn nuôi vịt đẻ của Vietfarm
 Trang trại chăn nuôi vịt đẻ của Vietfarm
Vietfarm có trang trại chăn nuôi vịt đẻ ở Thạnh Đức, Gò Dầu, Tây Ninh theo mô hình chăn nuôi sạch,với quy mô hơn 3ha, số lượng vịt đẻ được 35.000con,... 

›› Chi tiết
 
Lợn bẩn, cá hóa chất... vào mâm cơm người Việt
 Thịt lợn là món ăn chủ đạo của nhiều gia đình. Tuy nhiên, tuần qua, nhiều thông tin về thịt lợn bệnh, mỡ bẩn, lòng lợn thối... khiến người tiêu dùng lo lắng về loại thực phẩm này.

›› Chi tiết
 
"Heo thuốc", gạo ướp hương, giấm axít: Bữa ăn đáng sợ
 Người tiêu dùng ngày càng lo lắng khi các thông tin về thực phẩm bẩn ngày một nhiều lên. Không hoang mang sao được khi trong cùng một bữa ăn các đồ ăn đều bị làm giả, ướp hóa chất, hay mất vệ sinh...

›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn – Kẻ thù của người mắc viêm đại tràng
 Gà chảy nước, thịt lợn ôi, tôm cua “ngất”, rau sống phun thuốc sâu, rau muống tưới nhớt thải… là những mối đe dọa hàng đầu đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, v ới những bệnh nhân vốn đã mắc một trong các bệnh về đường tiêu hóa, việc điều trị lại càng khó khăn hơn.

›› Chi tiết
 
Tại sao ung thư nhiều đến vậy?
 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc do quá nhiều nguy cơ độc hại, nhưng công tác kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế.

›› Chi tiết
 
Ăn rau quả tẩm chất lạ, nhấm nháp đồ rán dầu bẩn
 Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, thông tin về rau củ, trái cây,... nhập từ Trung Quốc chứa độc khiến người tiêu dùng lại hoang mang. Tuần qua, vụ việc dầu rán bẩn có ở Việt Nam cũng khiến nhiều người lo ngại.

›› Chi tiết
 
Sáng ăn phở formol, tối nhậu thịt chó thối
 Nhiều dân nhậu sẽ giật mình khi biết món thịt chó khoái khẩu thơm lừng họ ăn ở nhà hàng có thể được làm từ thịt thối, còn sợi phở dai là nhờ ướp chất cấm.

›› Chi tiết
 
Đột nhập xưởng chế dầu ăn bẩn chấn động Đài Loan
 Một nhóm người tái chế dầu ăn từ các loại dầu thải và rác lò mổ tại Đài Loan bị bắt, gây nên bê bối rúng động tại đây khi lượng dầu này đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. 

›› Chi tiết
 
Xác định được danh tính người bán sợi mì "ăn vào là chết"
 Lực lượng công an địa phương đang nỗ lực xác định danh tính người bán sợi mì Quảng để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam