Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 24025326
Trẻ em chịu hậu quả nặng nề từ thực phẩm bẩn
 Trẻ em chưa đủ nhận thức và chưa hiểu biết bằng người lớn, sức đề kháng của các em chưa cao nên khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ có nguy cơ ngộ độc cao với những hậu quả nặng nề.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Hội thảo về "Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em" diễn ra vào chiều 21/5 vừa qua.

Theo số liệu của cơ quan y tế, trong vòng 8 năm (1999-2006), cả nước ghi nhận 1.695 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 42 nghìn người mắc, trong đó có 452 ca tử vong. Nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chất lượng không đảm bảo bị phát hiện, điển hình là vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 khiến người dân một phen điêu đứng.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất cấm trong chăm nuôi, kim loại nặng, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc dùng không đúng cách...

Trẻ em thường bị hấp dẫn bởi màu sắc thực phẩm và không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm tần trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp - (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thừa nhận, những gì đã và đang diễn ra trên thực tế khiến người tiêu dùng hết sức lo ngại. Các sản phẩm thức ăn công nghiệp dành cho trẻ nhỏ có xu hướng tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2010 có 99 sản phẩm công bố, năm 2011 tăng lên 135 và riêng 4 tháng đầu năm 2012 là 31 sản phẩm. Trong khi đó, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm ghi nhãn, vi phạm về hàm lượng thành phần so với công bố.

Ngay khi bị ngộ độc cấp tính, ngoài phản ứng tự nhiên của cơ thể, trẻ em không đủ khả năng để xử lý, khắc phục. Trong khi đó, các em thường bị hấp dẫn bởi những màu sắc của thực phẩm mà không đủ nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm màu sử dụng màu công nghiệp.

Luật an toàn thực phẩm đã có hiệu lực thi hành hơn gần 1 năm nay nhưng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là lĩnh vực "nóng", cần được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ, ở góc độ người tiêu dùng, trẻ em là nhóm đối tượng tiêu thụ đặc biệt, chịu hậu quả nặng nề nhất về những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, bên cạnh hàng loạt văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm nói chung, hai văn bản chính liên quan đến công tác quản lý thức ăn cho trẻ em là Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và Thông tư liên tịch số 01/2004 giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.

Ông Long cho rằng, trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sơ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thực phẩm cho trẻ em, vẫn còn một số tồn tại như nhãn sản phẩm lưu hành chưa phù hợp với công bố tiêu chuẩn (thiếu tên nhóm sản phẩm, ghi nhãn có nội dung vi phạm do có hình bình bú, núm vú…), chưa thực hiện đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho nhân viên…

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Theo đó, các QCVN phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Codex, EU…), bắt buộc áp dụng, đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, ghi nhãn…, bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng, các cơ sở sản xuất thức ăn cho trẻ nhỏ bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP hoặc HACCP.

lan anh

Theo Infonet

Ẩn họa thức ăn đường phố
  (GD&TĐ) - Mùa hè, thức ăn rất dễ ôi thiu. Trong khi đó, ở các hàng thức ăn đường phố, thực phẩm hầu như không được bảo quản gì mà cứ "thiên nhiên" để từ sáng đến trưa, thậm chí đến chiều rồi bán cho thực khách. Chính vì vậy, thức ăn đường phố chứa đựng nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn.

›› Chi tiết
 
Khoai tây nghi nhiễm độc vẫn ùn ùn về Hà Nội
 

Thông tin khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép khiến người dân hoang mang bởi mặt hàng này đang được bày bán tràn lan trên thị trường và rất khó phân biệt.

›› Chi tiết
 
Hết khúc bạch bẩn đến nghi án phô mai que nguy hại
 Chè khúc bạch và phô mai que đang trở thành món ăn ưa chuộng của giới trẻ nhưng ít ai biết những món này toàn làm từ nguyên liệu Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Chống lại ung thư bằng những thực phẩm thân thuộc
 Gạt bỏ nỗi lo ung thư chỉ bằng cách thay đổi món ăn hằng ngày nhé!

›› Chi tiết
 
Nhận diện bún chứa độc chất gây ung thư
 

Trong những ngày gần đây, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt các cơ sở sản xuất bún có chứa chất huỳnh quang gây ung thư. Theo các chuyên gia hoá học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời.

›› Chi tiết
 
Giảm thiểu thức ăn chế biến sẵn để phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa
  Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 35% bệnh nhân ung thư do nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, 97% trong số đó mắc ung thư đường tiêu hóa – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với bệnh nhân ung thư, phổ biến nhất là các bệnh ung thư dạ dày, đại tràng và trực tràng.

›› Chi tiết
 
12 LOẠI RAU, QUẢ DỄ NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU NHẤT
  Một nhóm môi trường (Mỹ) vừa lập danh sách 12 loại rau, quả nhiễm thuốc trừ sâu hàng đầu năm 2012. Danh sách này được các nhà nghiên cứu công bố trong ấn phẩm số 8 về "Hướng dẫn các chủ tiệm rau quả". Dưới đây là 12 lại rau quả mà người sử dụng nên chú ý.

›› Chi tiết
 
Chế độ ăn uống phòng bệnh ung thư
  Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt; hạn chế đưa vào cơ thể những chất gây ung thư...

›› Chi tiết
 
Thêm một “làng ung thư” tại Quảng Nam
Thôn Bình Hòa, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình đang xuất hiện một điều bất thường, đó là có hàng chục người bị chết vì căn bệnh quái ác ung thư. 

›› Chi tiết
 
Soi những quả trứng giả bị phát hiện ở Singapore
 Một người tiêu dùng tại Singapore cho biết, quả trứng giả là một viên tròn sền sệt có màu vàng kỳ quái, khi đập vỡ, phần lòng trắng bở ra như gelatin.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam