Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 70
  Lượt truy cập : 24052255
Chết khiếp với bún: Biết độc vẫn phải ăn
 Lượng bún bán ra tại nhiều chợ giảm 30-40%, người tiêu dùng cảnh giác, tiểu thương dè dặt đặt hàng, sau thông tin bún, phở bị dùng chất huỳnh quang tẩy trắng.

 
Hàng bún sụt giảm

Tại chợ Vườn Chuối, quận 3, TP HCM, nhiều sạp bán bún cùng chung cảnh vắng khách. Bà Linh, chủ một sạp bún bên hông chợ, cho biết từ hơn 2 tuần nay, lượng bún, bánh canh, bánh hỏi tại sạp bà bán ra giảm đáng kể. “ Trước đây, buổi sáng lấy 4-5kg bún tươi bán hết trong vài tiếng, giờ thì 3kg mà bán đến đầu giờ chiều vẫn còn một nửa. Bánh canh thì người mua lẻ chuyển sang ăn loại bột lọc, bánh bột gạo khó bán lắm”, bà Linh nói.
Cũng theo bà Linh, khách cảnh giác khiến bà cũng phải khắt khe hơn trong việc chọn lò lấy bún. Bây giờ tôi chỉ dám lấy bún Thủ Đức và bún của một lò có uy tín bên Phú Nhuận. Bún lấy ở các cơ sở khác không bán được. Người đi mua cứ xoi coi nhãn mác, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, ngoài bún Thủ Đức có đóng gói, có hạn sử dụng và địa chỉ cơ sở sản xuất, loại bún còn lại mà bà Linh nói lấy ở lò có uy tín chỉ để trong rổ và dùng túi nilong che bụi, hỏi địa chỉ cơ sở thì bà không cho biết.
Tại siêu thị các quầy đồ ăn chế biến sẵn đóng hộp như bánh hỏi heo quay, bún xào thịt, bánh ướt, các loại bún tươi, bánh canh… có khá đông khách lựa chọn, song rất ít người mua.
bún, bẩn, hóa chất

Bà Nhàn, ở quận 1 sau một hồi cầm lên để xuống hết bịch bún tươi Thủ Đức đến bún Thu Hương rồi quyết định không mua bún tươi nữa mà chuyển sang mua bún gạo khô để ăn lẩu. Bà cho biết gia đình bà rất hay ăn bún tươi vì tiện chế biến, dễ ăn. Bình thường mua bún tươi về bà cũng đã cẩn thận nấu nước sôi luộc lại. “Nhưng giờ thì chuyển sang món khác. Bún là loại ăn trực tiếp không qua nấu nướng, chế biến, làm sao dám ăn khi được sản xuất bằng hóa chất độc hại”, bà Nhàn nói.
Tại xóm Lò Bún ở khu phố 2 phường Đông Hưng Thuận, quận 12, trước đây cảnh xe máy, xe ba gác chở bún đi về khá tấp nập, những lò bún ở đây chủ yếu cung cấp cho khu vực chợ Cầu nhưng gần đây vắng hẳn. Tại một cơ sở sản xuất bún, bánh phở trên đường TL41, chủ cơ sở, bà L.A tỏ ra khá kén chọn khách hàng. Bà cho biết cơ sở chủ yếu cung cấp cho khối bếp ăn công nghiệp, công ty hoặc quán ăn chứ không mặn mà với mấy đầu mối ở các chợ.
Theo giải thích của bà chủ này, tiểu thương các chợ thường ỷ thế không bán hết thì trả lại lò, nên thường lấy nhiều nhưng có những ngày bán không được trả lại gần hết, mất công phải xử lý. Bà chủ cũng cho biết, màu bún không dùng hóa chất thường hơi vàng và đục. Còn bún có sử dụng hóa chất tẩy trắng hay chống mốc có thể để được 2-3 ngày, trong điều kiện nhiệt độ bình thường và sợi bún rất trắng, trong.
Trong khi người dân đang rất lo ngại bởi bún tươi, bánh canh, phở... là món ăn phổ biến hằng ngày bị nhiễm độc tố thì các siêu thị lại tỏ ra bức xúc trước công bố của Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng, còn Sở Công thương TP - cơ quan có trách nhiệm về quản lý nhà nước - vẫn chưa có kết luận gì và chỉ biết sự việc qua báo chí.
Theo anh Nguyễn Văn Tình (lò bún Hiền Thành, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức), sau khi có thông tin thì buôn bán sụt giảm
“Mấy hôm nay, cả mấy anh em tôi đứng ngồi không yên vì tình hình buôn bán sụt giảm ghê quá. Ngày thường bỏ mối 2-3 tấn, giờ có ngày giảm còn không tới một nửa so với trước. Chúng tôi không biết kêu ai, mình làm ăn đàng hoàng, có giấy phép, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, vậy mà cứ mỗi khi có tin gì không tốt lại điêu đứng. Tôi từng chứng kiến trong một đám cưới người ta sợ bún đến mức thấy đĩa bún là nhăn mặt xua tay đòi đổi sang mì”., anh Tình nói.
Độc vẫn phải ăn
Theo bà Lê Ngọc Đào, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, hiện trên địa bàn TP có khoảng 400 cơ sở sản xuất sản phẩm bột và tinh chế từ bột như bún, bánh canh, bánh phở..., trong đó khoảng 100 cơ sở sản xuất bún chủ yếu ở ngoại thành như Tân Phú, Gò Vấp, Củ Chi, Thủ Đức... Việc quản lý các cơ sở này vừa được phân cấp về sở nên trong buổi làm việc chiều 24-7, sở phải giao các quận huyện đi kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất bún, bánh canh... trên địa bàn tự đi kiểm định về chất làm trắng. Các cơ sở này cũng ký cam kết với cơ quan quản lý không sử dụng chất cấm.
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, tại TP hiện có 148 cơ sở sản xuất và kinh doanh phụ gia thực phẩm đang hoạt động và tập trung chủ yếu ở Q.5. Từ đầu năm đến giữa tháng 7-2013, chi cục đã kiểm tra, thanh tra được 82 cơ sở và phát hiện 26 cơ sở vi phạm, với các lỗi chủ yếu là không đảm bảo an toàn về điều kiện vệ sinh kho bảo quản, kinh doanh phụ gia công nghiệp chung với phụ gia thực phẩm, thực hiện ghi nhãn phụ gia thực phẩm sản xuất kinh doanh không đúng theo nội dung đã công bố...
Nguy cơ nhiễn độc tư bún đã rõ nhưng người tiêu dùng dù lo ngại nhưng vẫn khó tránh. Chị Hoàng Thị Hằng (nhân viên văn phòng, Q.Thủ Đức, TP.HCM): cho rằng, dù biết độc cũng phải ăn!
Theo chị Hằng, tôi đang độc thân, bạn chung phòng giờ giấc mỗi đứa không giống nhau nên nấu ăn rất khó khăn, vì vậy tôi hầu như phải ăn bên ngoài cho tiện. Mỗi ngày, tôi thay đổi một món cho đỡ ngán nên bún, phở, bánh canh, hủ tiếu là thứ không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Khi báo chí đưa tin về những loại thực phẩm này có chứa chất độc, tôi thấy hoang mang quá. Nấu cơm để ăn một mình thì cũng khó, nhiều khi biết những loại đồ ăn có chất này chất kia gây hại sức khỏe, tôi cũng nhắm mắt ăn cho qua bữa. Bạn bè tôi thường hay đùa nhau “ăn cũng chết, không ăn cũng chết, thôi thà chết độc còn hơn chết đói”. Nói vậy để cười với nhau chứ bản thân tôi thấy rất lo lắng trước tình hình thực phẩm chứa chất độc tràn lan như hiện nay.
Chị Nguyễn Thị Hiền (giáo viên, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) phàn nàn: Chẳng biết mua thực phẩm ở đâu thì an toàn.
Theo chị Hiên đang mang bầu tháng thứ sáu, vợ chồng tôi thỉnh thoảng cũng hay ăn sáng với các món chế biến từ bột gạo như bún, phở. Nhưng bây giờ nghe nói những loại này nhiễm độc thì tôi lo lắng quá, nhất là lo cho em bé trong bụng không biết có ảnh hưởng gì từ các chất này không? Nhịn những món này chắc cũng chỉ được thời gian chứ làm sao nhịn được cả đời. Nói thật là tôi thấy mệt mỏi. Trước đây, tôi tin tưởng đồ ăn mua ở siêu thị lắm, nhưng giờ mấy thức ăn lấy mẫu ở siêu thị cũng chứa chất cấm thì những người nội trợ như chúng tôi chẳng biết mua ở đâu nữa.
PV
(Nguồn vietnamnet.vn)
Hiểm họa ung thư từ nước uống đường phố
 

Các bệnh viện ung thư ngày càng đông với số bệnh nhân nhập viện điều trị trong số đó phần lớn là các loại ung thư tiêu hóa, đường ruột.

›› Chi tiết
 
“Thủ phạm” gây ngộ độc tiêu hóa và nguy cơ ung thư
  Trước khi đưa vào chế biến món ăn, các thực phẩm bẩn, không bảo đảm ATVSTP sẽ được đem ngâm trong dung dịch hoá chất vô cùng độc hại. Thông thường, để tạo độ dai, giòn, người ta sử dụng chất borax hoặc hóa chất có gốc phốt phát – thủ phạm gây ngộ độc tiêu hóa và ung thư.

›› Chi tiết
 
ĂN ĐẬU NÀNH CÓ ĐỘC KHÔNG?
  LTS: Đã từ lâu, các chế phẩm của đậu nành như đậu phụ, sữa... trở thành thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Các chế phẩm này ngon, hợp khẩu vị, nhất là nó được xem như loại thực phẩm lành tính chỉ có lợi cho sức khỏe, hoàn toàn vô hại. Thế nhưng, bài viết dưới đây của BS. Phạm Năng Cường (dựa theo một tài liệu khoa học của nước ngoài) lại cho rằng dùng đậu nành có hại như: có thể làm nam giới vô sinh, dễ gây ung thư... Tòa soạn xin giới thiệu bài viết này để bạn đọc tham khảo và mong các chuyên gia về dinh dưỡng có ý kiến.

›› Chi tiết
 
Những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
 Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư thường gặp, có tần suất thứ hai trong các ung thư của phụ nữ trên thế giới, với khoảng 500.000 ca mắc mới mỗi năm, trong đó khoảng một nửa đã chết. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung và ung thư vú là hai loại có suất độ cao nhất.

›› Chi tiết
 
Ăn nhiều đậu phụ dễ dẫn tới vô sinh
 

Nếu như hàng ngày các quý ông đều ăn các sản phẩm làm từ đậu tương thì có thể khiến cho số lượng tinh trùng giảm xuống rõ rệt.

›› Chi tiết
 
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc
 

Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm.

›› Chi tiết
 
Nước rửa bát: xịn hay rởm đều gây ung thư
 Nước rửa bát "3 không" (không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng sản phẩm, không nhãn mác) đang là mặt hàng được nhiều hàng quán ưa dùng vì chúng rẻ, lại tẩy nhanh chất bẩn... càng tăng khả năng gây bệnh.

›› Chi tiết
 
Hiểm họa từ thực phẩm tẩm ướp chất hóa học
Tags: TP HCMTân BìnhHóc MônPhạm Văn Haichất hóa họctrạm thú yđược nhuộm màuQuận Bình Thạnhhàn thethịt heokhu vựcđó làkiểm trathực phẩmchợ

›› Chi tiết
 
Ngày càng nhiều quý ông bị ung thư 'cậu nhỏ'
 Ung thư dương vật trước đây là bệnh hiếm gặp nhưng nay phổ biến và đang gia tăng, đa số bệnh nhân thường ngại ngùng giấu bệnh, khi phát hiện thì đã trễ.

›› Chi tiết
 
Thực phẩm chứa hàn the -vẫn còn là mối hiểm họa
 Năm 1998 Bộ Y tế đã có quyết định cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm vì chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nhiều cơ sở sản xuất vì cái lợi trước mắt vẫn sử dụng hàn the để tăng độ giòn, dai… của sản phẩm. 

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam