Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 51
  Lượt truy cập : 24244756
Thức ăn độc hại trước trường
 

Hằng ngày, học sinh vẫn ăn uống các loại hàng rong mất vệ sinh, sử dụng hóa chất độc hại bày bán nhan nhản trước các cổng trường


Hàng rong được bày bán thản nhiên trước cổng Trường THCS Cửu Long (quận Bình Thạnh - TPHCM)
Mặc dù thường xuyên bị các lực lượng chức năng truy quét nhưng tại TPHCM những gánh hàng rong vẫn ngày ngày tồn tại và bày bán công khai trước các cổng trường học, bất chấp sự nguy hại cho sức khỏe của học sinh.

Bánh tráng trộn... bụi

Dạo một vòng quanh các trường tiểu học, PTCS sẽ thấy có rất nhiều người bán hàng rong cho học sinh và hầu hết các món khoái khẩu này đều không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau giờ tan học là lúc có thể thấy rõ nhất hình ảnh nhếch nhác của các loại hàng rong này vì lúc đó, số lượng trẻ tan học chờ bố mẹ đến đón rất đông và em nào cũng tranh thủ ghé vào các gánh hàng ưa thích.

Tại một xe bán bánh tráng trộn trước cổng Trường PTCS Phú Mỹ (quận Bình Thạnh-TPHCM), một chị bán hàng thản nhiên bốc bánh tráng bằng tay không từ một bao bánh lớn đặt ngay bên cạnh xe rồi múc từng muỗng dầu điều, nước tương, tép khô, ớt, xoài… thêm một ít miếng màu đen mà người bán luôn miệng gọi là khô bò, tất cả cho vào một túi ni lông, trộn đều mà không hề sử dụng bất kỳ một chiếc bao tay nào. Chỉ một cơn gió thổi qua là bao nhiêu bụi bặm trên đường “đáp” xuống bịch bánh tráng thơm ngon từ tay chị bán hàng.

Vừa đi phụ hồ về, nhìn thấy vợ bận bán hàng, người chồng lặng lẽ bưng thau trứng cút đã được luộc sẵn ra ngay cống thoát nước bên đường ngồi bóc vỏ mặc dù quần áo vẫn còn nguyên vôi vữa và bàn tay cáu bẩn chưa kịp rửa.

Trước Trường Tiểu học Hồng Hà, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh - TPHCM), có rất nhiều hàng rong được bày bán cho học sinh. Chị H. có thâm niên bán bánh tráng trộn ở đây gần 2 năm cho biết: “Một bịch bánh tráng có 5.000 đồng lấy đâu ra khô bò thật hả em? Chủ yếu là gan bò loại phế phẩm về nêm tẩm gia vị rồi chế biến mới có lời chứ”. Khi được chúng tôi hỏi cụ thể gan bò mua ở đâu và nêm tẩm gia vị gì thì chị H. nói tránh sang chuyện khác.

Trái cây ngâm đường hóa học

Trái cây là thứ tưởng chừng có vẻ như an toàn nhất thì nay cũng trở nên khá nguy hiểm, đặc biệt là các loại trái cây ngâm như cóc, xoài, ổi, me… Nhìn những thẩu trái cây vàng ươm, ít ai có thể ngờ bên trong chứa toàn các loại hàn the, đường hóa học.

Lân la làm quen với một chị bán trái cây ngâm gần Trường PTCS Võ Trường Toản (quận 1 - TPHCM), chúng tôi được nghe kể về công nghệ chế biến trái cây ngâm. Chỉ cần vài ba loại trái cây xanh, nếu không có thời gian có thể mua loại gọt sẵn, mắc hơn chừng 500 đồng/kg rồi về rửa sơ qua nước. Còn nếu muốn rẻ hơn thì mua các loại hàng dạt, dập rồi gọt bỏ những phần hỏng, sau đó cho vô hũ, bỏ phẩm màu và ít đường hóa học thì chỉ trong một đêm sẽ có ngay một hũ trái cây trông rất bắt mắt. Còn nếu muốn trái cây có độ giòn thì cho thêm một ít hàn the, bảo đảm ngâm cả tháng vẫn giòn tan.

Khi chúng tôi hỏi về tác hại của đường hóa học, hàn the thì chị bán hàng phân trần: “Em tính thử, 1 kg đường cát 22.000 đồng, chưa tính tiền trái cây thì còn đâu mà lời nên phải thêm đường hóa học mới đủ độ ngọt. Còn nếu không dùng hàn the thì trái cây không giòn, tụi nhỏ không thích mà chị cũng chưa thấy ai bị đau bụng khi ăn trái cây của chị hết”.

Vô tư xả rác

Ngoài bánh tráng trộn, trái cây thì trước một số cổng trường học như Võ Thị Sáu (quận 3), Quang Trung (quận Gò Vấp)… còn bày bán la liệt các loại bánh kẹo không xuất xứ, màu sắc sặc sỡ, các loại cá viên, đậu hũ chiên... Hầu hết các loại thực phẩm này đều do người bán tự chế biến và bày bán rất mất vệ sinh. Chưa kể nhiều người bán còn vô tư xả rác ngay chỗ bán khiến ruồi nhặng bâu quanh, làm môi trường càng thêm nhếch nhác.

Bài và ảnh: Tường Vi
(Nguồn nld.com.vn)
Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam